【kèo nhà cái vin】Khám chữa bệnh từ xa: Phát huy hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid

作者:Thể thao 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 10:13:32 评论数:
Hệ thống khám chữa bệnh từ xa phát huy hiệu quả trong dịch Covid-19
Khám chữa bệnh từ xa: Nhiều lợi ích cho người bệnh
Khắc phục những thách thức trong việc khám chữa bệnh từ xa
Khám chữa bệnh từ xa: Phát huy hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19

Sử dụng Telehealth trong điều trị Covid-19

Trước thực tế số bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhập viện tăng cao, gây quá tải cho các bệnh viện, đồng thời số người bệnh F0 điều trị tại nhà cũng rất lớn, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh tại các địa phương thành lập phòng khám từ xa để tư vấn và điều trị cho người bệnh tại nhà qua sử dụng Telehealth trong điều trị Covid-19.

Sau hơn một năm triển khai Teleheath, thống kê từ Bộ Y tế cho biết đã có hơn 200 bệnh viện thường xuyên tham gia hội chẩn với gần 600 buổi hội chẩn; hơn 200 buổi đào tạo chuyên môn đã được tổ chức; 35 ca tư vấn phẫu thuật từ xa; hơn 1.600 hồ sơ bệnh án được gửi lên hệ thống. Bên cạnh đó, để đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 thông qua nền tảng hỗ trợ, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, các cơ sở y tế đã thực hiện 120 buổi hội chẩn cho hơn 1.800 ca bệnh Covid-19 chuyển biến nặng, giúp xử lý kịp thời và tận dụng được thời điểm vàng để chữa trị cho bệnh nhân.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến nay 100% cơ sở y tế tuyến huyện đã được kết nối hệ thống khám, chữa bệnh từ xa, góp phần xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến, các ca bệnh khó, trong đó có điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không cần chuyển lên tuyến trên.

Không chỉ dừng lại khám chữa, chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 thông qua Teleheath, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 còn hai nhiệm vụ là tiêm chủng và xét nghiệm. Tới đây, Bộ Y tế yêu cầu tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc bắt buộc phải sử dụng "Sổ sức khỏe điện tử" để thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 lớn nhất trong lịch sử. Với "Sổ sức khỏe điện tử", sau này sẽ triển khai sang một bước nữa, đó là đăng ký khám bệnh, chữa bệnh online, trực tuyến. Như vậy sẽ có một Cổng khám chữa bệnh duy nhất cho người dân.

Phát biểu tại lễ công bố Kết nối nền tảng Telehealth tới 100% cơ sở y tế tuyến huyện và ra mắt Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Việc đưa nền tảng Telehealth vào hoạt động có vai trò lớn, giúp tuyến dưới có thêm kiến thức, đội ngũ y bác sĩ cùng người bệnh tự tin hơn trong điều trị và quan trọng nhất là kịp thời tận dụng “giờ vàng” cứu chữa người bệnh, giảm tải cho tuyến trên, từ đó, giảm tối đa các ca tử vong. Về lâu dài, đây là hệ thống hạ tầng quan trọng phục vụ khám chữa bệnh từ xa, từ sớm, từ cơ sở với mọi loại bệnh tật khác, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, phục vụ nhân dân.

Giảm tải bệnh viện tuyến trên

Việc các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện được kết nối với bệnh viện tuyến trung ương thông qua Chương trình Telehealth đã có nhiều người bệnh tiếp cận được phương pháp hội chẩn trực tuyến và giúp cho các bác sĩ tuyến dưới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Từ đó, giảm được gánh nặng cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Tại Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19, tại Bệnh viện Dã chiến 16 (TPHCM) do Bệnh viện Bạch Mai điều hành có gần 3.000 giường, trong đó có 500 giường hồi sức dành cho bệnh nhân nặng. Để hội chẩn các ca bệnh nặng tốt nhất, các y bác sĩ cũng nắm chắc phương pháp hội chẩn trực tuyến, Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 này được thiết lập hệ Telehealth kết nối trực tuyến với Bộ Y tế, Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Bệnh viện Bạch Mai... Như vậy, công tác theo dõi bệnh nhân cũng như công tác quản lý, điều hành, hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành từ Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai được đảm bảo liên tục. Đồng thời, hệ thống này sẽ là một kênh đào tạo hiệu quả của Bệnh viện Bạch Mai dành cho các nhân viên y tế tham gia chống dịch tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Để sàng lọc và tiếp nhận điều trị các ca bệnh nặng, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TPHCM kết nối trực tuyến để hội chẩn thường xuyên với các bệnh viện tuyến dưới thông qua Telehealth để nắm chắc tình hình các ca bệnh nặng trước khi họ được chuyển lên. Ngược lại, khi một số ca bệnh thoát khỏi tình trạng nguy hiểm mà tầng dưới (tuyến dưới) có thể chăm sóc, điều trị được thì Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TPHCM lại chuyển xuống để nhường giường cho bệnh nhân nguy kịch khác. Thông qua kết nối Telehealth, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện kết nối với Bệnh viện Cần Giờ (TPHCM), Bệnh viên Đa khoa Hậu Nghĩa (Long An), Bệnh viện Thuận An (Bình Dương) để hội chẩn, tư vấn điều trị cho các trường hợp mắc Covid-19 đang chuyển biến nặng.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho rằng, các cơ sở y tế tư nhân, các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện dã chiến thông qua kết nối Telehealth để được hướng dẫn phác đồ điều trị chuẩn nhất, thuận tiện nhất. Bệnh nhân điều trị ở tầng 1, tầng 2 thông qua hướng dẫn trực tuyến nếu chăm sóc, điều trị tốt thì sẽ giảm mạnh việc chuyển biến nặng và tử vong. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

最近更新