Màu máy ảnh phim rất khó lẫn lộn vào đâu được,Níukết quả trận real salt lake dù không cần chỉnh sửa cũng đẹp đến mê hoặc Mỗi cú bấm máy như được nâng niu hơn, chắt lọc qua từng khoảnh khắc, vén màn không gian, xuyên qua thời gian... Và, đi giữa “đám đông công nghệ” hiện tại không khó để gặp những người trẻ Huế vẫn luôn e ấp bên mình thú chơi sang trọng của ký ức. Mỗi lần gặp họ, tôi lại nhớ về câu nói nổi tiếng của nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ Aaron Siskind (1903-1991): “Nhiếp ảnh là một cách để cảm nhận, để rung động, để yêu thương... Nhiếp ảnh sẽ lưu trữ mãi những điều nhỏ nhặt, rất lâu sau khi ta đã lãng quên tất cả”. Tưởng như quên lãng Gặp một nhóm người trẻ Huế “tụ hội” thành nhóm chơi ảnh phim mới hiểu hết niềm đam mê của họ. “Đã có thời gian tưởng như rơi vào quên lãng nhưng vẫn còn người níu giữ những hoài niệm bằng máy phim. Cái hay thú chơi này là cho ra những bức ảnh chân thật, chiều sâu và màu sắc riêng biệt không giống với nhiếp ảnh hiện đại”, Phan Lân (28 tuổi, nhà ở đường Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế) chia sẻ và cho biết đã bén duyên với máy ảnh phim được chừng hơn hai năm. Những ngày đầu tập chơi mọi thứ không hề đơn giản từ khâu chọn mua máy, phim sao cho phù hợp rồi đến các thao tác tháo, lắp máy, bảo quản phim, chụp, và rửa ảnh. Trải qua thời gian, Lân đúc kết chơi máy ảnh phim không đơn thuần là một nghệ thuật mà còn đòi hỏi tính kiên nhẫn, vì thế cũng không ít người bỏ cuộc giữa chừng để rẽ lối về lại máy ảnh số. “Để có được một bức hình với sắc màu tự nhiên, đầy sức sống mình phải tập tành mò mẫm từng nút chỉnh tốc độ, khẩu độ, tìm chọn mua những cuộn phim phù hợp. Trải qua thời gian, khi đã ngấm vào trong người đam mê này khó mà dứt ra”, Lân nói. Máy ảnh phim cho ra những bức ảnh chân thật, chiều sâu và màu sắc riêng biệt không giống với nhiếp ảnh hiện đại Chơi ảnh phim cũng không ít rủi ro. Có những lúc cầm chiếc máy trên tay nhiều người trẻ dở khóc, dở cười với vô vàn tình huống như gắn phim trật chống, máy hở sáng, phim bị kẹt, hỏng... Nhưng chính cái “khắc nghiệt” ấy khiến người mê ảnh phim càng thấy hấp dẫn. Phần nữa, sự đắt đỏ và hiếm hoi của những cuộn phim đòi hỏi người chụp phải cẩn thận, tỉ mỉ trong những lần quyết định bấm máy. “Mỗi lần căn góc chụp rồi chờ đợi bấm máy là một lần hồi hộp. Chưa dừng ở đó, mà phải chờ đến khâu tráng ảnh mới biết như thế nào. Nó không như máy kĩ thuật số hiện đại, có thể bấm liên tiếp với những điều chỉnh chống rung, ngược lại khoảnh khắc ở máy phim là duy nhất, khi chụp rồi khó nắm bắt lại. Tất cả vẫn là cảm xúc.”, Nguyễn Đình Chiến, một người chơi máy ảnh phim dòng Konica C35 diễn tả. Với kinh nghiệm nhiều năm chơi ảnh phim, Chiến nhận định máy ảnh phim còn thách thức người chụp cả sự sáng tạo trong từng khoảnh khắc, thời gian nhất định và luôn vận động, tìm tòi để cho ra đời những bức ảnh khác biệt. Quá khứ của... công nghệ Như lời chỉ dẫn của nhiều người đam mê về sự tồn tại của nhóm máy ảnh phim ở Huế trên facebook với khá đông thành viên đã phần nào khẳng định cho sự sống của ảnh phim. Ở những trang này, bạn trẻ tấp nập bình luận, trao đổi, chia sẻ những hình ảnh do mình tự chụp mang sắc màu xưa cũ, phản phất dáng dấp những thập niên trước. Ở đó họ còn chia sẻ cho nhau những dòng máy ảnh phim từng một thời nức tiếng, như Canon AE-1, Leica M3, Nikon F3, Pentax K-1000, Konica C35... hay những loại phim hiếm không còn sản xuất. Góc nhìn đời thường của những trẻ nhỏ dọc bờ sông qua ống kính máy ảnh phim Hỏi ra mới biết, việc mua lại một chiếc máy và phim hiện nay không khó, ở Huế khá ít nhưng có thể gửi mua ở những thành phố lớn với mức giá vừa phải. Cũng tùy theo loại phim có chỉ số ASA (tương đương với ISO ở dòng máy kỹ thuật số) khác nhau, vì thế mà muốn chụp phong cách hoặc một chủ thể với ISO khác nhau người cầm máy phải đổi sang cuộn phim hay dòng máy khác. Giá mỗi cuộn phim 26-34 kiểu dao động tầm 100.000 đồng đối với phim màu và từ 100.000-300.000 đồng đối với phim trắng đen. Nhưng vất vả nhất với những người đam mê thú vui này chính là việc tráng phim, bởi hiện nay ở Huế không còn cửa hàng nào đảm nhận mà phải gửi ra Hà Nội hay vào TP. Hồ Chí Minh. “Chơi riết rồi cùng ghiền. Nên dù xa mấy cũng gửi phim đi tráng. Giá tráng phim ở mức 20.000 – 30.000 đồng/cuộn phim màu. Riêng phim trắng đen phải tráng thủ công nên giá hơi đắt, 100.000 đồng/cuộn/lần tráng”, Chiến cho hay. Ngoài ra, có thể yêu cầu tiệm scan ảnh và lưu lại như ảnh kỹ thuật số. Cũng theo những bạn trẻ chơi ảnh phim, ảnh sau khi tráng có thể lưu giữ được tầm hơn 2 năm, sau đó sẽ xuống màu dần. Việc bảo quản ảnh cũng phải đảm bảo các yếu tố, điều kiện độ ẩm thấp, môi trường khô ráo, tránh ánh sáng tự nhiên chiếu thẳng vào. Những tấm ảnh phim mang sắc màu riêng biệt, có nét hoài niệm Cứ thế người chơi trước chỉ dẫn người chơi sau. Rồi cùng nhau lập nhóm đi chụp vào ngày rảnh rỗi, sau đó cẩn thận gom phim để gửi đi tráng. “Đã mê ảnh phim thì chẳng khác gì người yêu, mặc cho là quá khứ của công nghệ nhưng giá trị của nó không hề thay đổi. Càng chụp càng thấy màu thời gian, màu kí ức vẫn sắc nét trên từng khung hình, bố cục”, Nhật Quang (26 tuổi, TP. Huế) có “thâm niên” hai năm theo đuổi đam mê máy ảnh phim đúc kết và không quên lo lắng một ngày tương lai những tiệm tráng ảnh ở Hà Nội, hay TP. Hồ Chí Minh ngừng hoạt động, phim cũng ngừng sản xuất. Bài:PHAN THÀNH Ảnh:NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN |