当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【du doan psg】Ngành Giáo dục tiếp tục gỡ "nút thắt" tạo hành lang cho đổi mới căn bản, toàn diện

Hoàn thành mục tiêu kép

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 12/8,ànhGiáodụctiếptụcgỡnútthắttạohànhlangchođổimớicănbảntoàndiệdu doan psg Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận định, năm học 2021 - 2022 ngành Giáo dục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục. Đây là năm học quan trọng và cũng là năm đầu tiên ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; và là năm học thứ hai triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ngành Giáo dục tiếp tục gỡ
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: T.T
Xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục của Việt Nam tăng 5 bậc

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022 có 37/39 thí sinh đạt giải, trong đó 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối.

“Để ứng phó với dịch Covid-19 bùng phát trở lại, ngành Giáo dục đã tiếp tục chủ động xác định trạng thái thích ứng, chuẩn bị các điều kiện để dạy và học trong mọi hoàn cảnh, kiên trì, tiếp tục theo đuổi và củng cố chất lượng, hoàn thành mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành các nhiệm vụ lớn của năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục. Tiếp tục thực hiện đổi mới thể chế, nhằm tháo gỡ những "nút thắt", tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 29 của Trung ương. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới; chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên”- Bộ trưởng cho hay.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá kết quả đạt nước trong năm học vừa qua, đặc biệt đã nhìn nhận nghiêm túc những tồn tại một số tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và có giải pháp để khắc phục trong năm học tới” Bộ trưởng phát biểu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết thêm, toàn ngành đã tăng cường chuyển đổi số và đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng hạ tầng học tập quốc gia; xây dựng kho học liệu số; tăng cường các điều kiện bảo đảm và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học trực tuyến, trên truyền hình và kiểm tra, đánh giá trong bối cảnh dịch Covid-19.

Rà soát, chủ động đề xuất các cơ chế học phí, về thực hiện tự chủ

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục đã vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, ngành học và đạt nhiều kết quả tích cực.

Ngành Giáo dục tiếp tục gỡ
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T.T

Để nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động giáo dục trong năm học tới và những năm tiếp theo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị toàn ngành giáo dục tiếp tục đổi mới toàn diện giáo dục trên tất cả các mặt công tác; thực hiện thực chất việc dạy và học, gắn dạy học văn hóa với rèn luyện kỹ năng, giáo dục đạo đức lối sống. Việc làm này phải được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. Cùng với đó tập trung rà soát, chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục phù hợp với từng địa phương, từng vùng, miền.

"Giáo dục phải gắn với điều kiện, trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam vẫn đang là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, nhưng mong muốn, nguyện vọng của người dân, xã hội đối với ngành giáo dục là phải như các nước phát triển nhất. Sự quan tâm đó là may mắn đối với ngành giáo dục nhưng cũng là áp lực không nhỏ. Vì vậy, ngành giáo dục cần chú ý hơn nữa đến hoạt động truyền thông, lấy ý kiến nhân dân, chuyên gia, cộng đồng về các chính sách giáo dục"- Phó Thủ tướng chia sẻ.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải rà soát, chủ động đề xuất các cơ chế học phí, về thực hiện tự chủ nhằm có tỷ lệ thích hợp các trường ở những vị trí, địa bàn thích hợp có thể lo lương cho giáo viên để dành biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước cho những vùng nông thôn, khó khăn để có đủ giáo viên, trường, lớp để học sinh học 2 buổi/ngày thuận lợi với sĩ số của một lớp theo đúng hướng dẫn của Bộ. Bên cạnh đó, đẩy nhanh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin, nắm thật sát nguồn lực giáo dục trên cả nước về giáo viên, cơ sở vật chất gắn với thông tin dân số từng địa bàn, từng xã, từ đó chủ động bảo đảm "đủ trường, đủ lớp, đủ giáo viên cho học sinh".

“Ngoài ra, Bộ GD&ĐT phải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, bổ sung các quy định về việc huy động các nguồn đóng góp của cộng đồng cho trường học công khai, minh bạch"- Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, khi phát triển đi lên, giá dịch vụ giáo dục phải tăng mới đảm bảo chất lượng. Chúng ta không thể đòi hỏi chất lượng giáo dục như các nước thu nhập đầu người 40.000 USD/năm khi giá dịch vụ giáo dục không tính đúng, tính đủ. Tuy nhiên, phần này là cần thiết cho các cơ sở giáo dục, tức là các trường để đảm bảo chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục tăng thì giá dịch vụ giáo dục phải tăng là đương nhiên, tất nhiên là theo hướng tiết kiệm. Học phí tức là tiền phụ huynh học sinh phải đóng, ở giáo dục phổ thông, thì theo hướng không tăng, thậm chí là phải thực hiện giảm, rồi miễn. Hiện ở bậc tiểu học, chúng ta đã miễn học phí tới bậc THCS.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ và chỉ ra rằng, các tỉnh phải lấy ngân sách địa phương để hỗ trợ giáo dục, với các tỉnh khó khăn có thể xin ngân sách trung ương. Nếu miễn giảm học phí cho học sinh thì ngân sách phải bù, vì các trường không thể có nguồn thu đủ để chi.

"Đoàn kết, đổi mới, nâng cao chất lượng" là chủ đề năm học mới

Trên cơ sở những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong năm học trước, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”.

分享到: