当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả cúp c2 đêm qua】Hỗ trợ nông dân xây dựng mã số vùng trồng

【kết quả cúp c2 đêm qua】Hỗ trợ nông dân xây dựng mã số vùng trồng

2025-01-12 23:01:39 [Thể thao] 来源:88Point

Mã số vùng trồng được xem là “hộ chiếu” cho nông sản xuất khẩu,ỗtrợnngdnxydựngmsốvngtrồkết quả cúp c2 đêm qua góp phần nâng cao năng suất, chất lượng. Vì vậy, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã tích cực hỗ trợ nông dân xây dựng mã số vùng trồng, thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản. Bước đầu mang lại kết quả tích cực.

Huyện Phụng Hiệp thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Nâng chất nông sản

Là một trong những địa phương nghiên cứu xây dựng mã số vùng trồng của tỉnh, đến nay huyện Phụng Hiệp đã có 18 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu. Trong đó, được Cục Bảo vệ thực vật cấp 16 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc với diện tích 179,21ha/265 hộ, với 5 loại cây trồng gồm: mít Thái ở xã Thạnh Hòa, Hòa Mỹ và xã Phụng Hiệp; nhãn Ido tập trung ở xã Thạnh Hòa; xoài Đài Loan ở xã Thạnh Hòa và xã Hòa Mỹ; dưa hấu tập trung ở xã Hòa Mỹ; sương sáo tập trung ở xã Hiệp Hưng.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn được Cục Bảo vệ thực vật cấp 2 mã số vùng trồng chanh không hạt đủ điều kiện xuất sang châu Âu, tập trung ở xã Tân Phước Hưng, Hòa An và Hòa Mỹ, với diện tích 46,6ha/5 hộ, sản lượng đạt 1.398,6 tấn/năm.

Hiểu ý nghĩa và lợi ích của mã số vùng trồng, bà con nông dân đã tập quen việc ghi chép nhật ký sản xuất, canh tác thân thiện môi trường. Việc giám sát, đảm bảo kỹ thuật được các cán bộ nông nghiệp địa phương thường xuyên thực hiện, từ đó những trở ngại của bà con được nhanh chóng tháo gỡ.

Anh Bùi Qui Bằng, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, là một trong những hộ nằm trong vùng trồng xoài ấp Phú Xuân với diện tích 13,6ha đã được cấp mã số vùng trồng, cho biết: “Vườn của tôi khoảng 1ha, canh tác khoảng 300 gốc xoài Đài Loan và đã được cấp mã số vùng trồng năm ngoái. Tham gia xây dựng mã số vùng trồng, tôi và bà con được các cán bộ ở xã hướng dẫn ghi chép nhật ký xử lý phân, thuốc. Ngoài kỹ thuật của bản thân là chính thì còn được tham khảo thêm các cách chăm sóc cho vườn đạt năng suất, hiệu quả theo tiêu chuẩn. Xoài sản xuất đảm bảo, bán được giá cao”.

Được cấp mã số vùng trồng đồng nghĩa đầu ra nông sản rộng mở khi đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, từ đó nâng cao thu nhập cho người nông dân. Vì vậy, địa phương đang làm hồ sơ xin cấp 6 mã số vùng trồng, gồm: Lúa ở xã Bình Thành có diện tích 50ha, sầu riêng ở xã Tân Bình có diện tích 30ha, chuối với diện tích 30ha và mít 11ha cùng ở xã Phương Phú.

Ông Trần Trung Tính, Trạm khuyến nông huyện Phụng Hiệp, cho biết: Việc truy xuất nguồn gốc nông sản với cấp mã số vùng trồng được lãnh đạo huyện rất quan tâm. Đặc biệt, đối với các HTX, các tổ hợp tác và cả những hộ có diện tích lớn trồng các loại cây, nông sản chủ lực trên địa bàn. Huyện cử cán bộ chuyên môn xuống hỗ trợ tối đa cho nông dân để đưa ra thị trường sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Vui, Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, cho rằng: Phải thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bằng kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất. Huyện sẽ tổ chức nhân nhanh, nhân rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp để giảm được sức lao động, giảm chi phí sản xuất. Từ đó, giúp sản phẩm nông sản của bà con nông dân làm ra tiêu thụ dễ dàng do sản xuất theo các tiêu chuẩn quy định.

Yêu cầu cấp thiết

Hiện toàn tỉnh có 99 vùng trồng đã được cấp mã số, trong đó 40 mã số vùng trồng trên cây mít, 19 mã số vùng trồng trên cây xoài, 18 mã số vùng trồng trên cây nhãn, 10 mã số vùng trồng trên cây dưa hấu, 4 mã số vùng trồng trên cây chanh, 4 mã số vùng trồng trên cây chôm chôm, 2 mã số vùng trồng trên cây thạch đen, 1 mã số vùng trồng trên cây bưởi, 1 mã số vùng trồng trên cây lúa. Thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tiến hành giám sát 61 vùng trồng, gồm: 2 vùng trồng xoài xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 1 vùng trồng chanh xuất khẩu sang thị trường châu Âu, 39 vùng trồng mít, 14 vùng trồng xoài, 4 vùng trồng chôm chôm và 1 vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, cho biết: Bên cạnh việc từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nông sản, phát triển vùng trồng đạt chất lượng, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục hướng dẫn, vận động và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất ra sản phẩm đủ lớn, ổn định, mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đăng ký mã số vùng trồng, ứng dụng công nghệ blockchain (thông qua phần mềm Nông sản Hậu Giang) trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm tuân thủ các quy định mang tính toàn cầu; quảng bá công ty hướng đến sự bền vững, minh bạch, đáp ứng yêu cầu khách hàng; trả lời nhanh và tin cậy trong trường hợp có vấn đề liên quan đến sự an toàn và thu hồi sản phẩm...

“Chúng tôi xây dựng nhiều mô hình liên kết chuỗi gắn với bao tiêu và truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao giá trị nông sản, thích ứng biến đổi khí hậu. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) như: Sử dụng các phần mềm quản lý hệ thống tưới, quản lý đồng ruộng kết nối với điện thoại và máy vi tính, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển từ xa giúp theo dõi việc vận hành nhà màng (nhà lưới) cũng như sản xuất ngoài đồng ruộng. Thông qua các phần mềm giúp bà con nông dân nhận biết các chỉ tiêu cần thiết cho cây trồng, vật nuôi từ đó có điều chỉnh cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất...”, ông Võ Xuân Tân cho biết thêm.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读