【tỷ số bóng đá nhà cái】Nguy cơ không được cấp sổ đỏ khi mua nhà nợ tiền sử dụng đất
Nhiều người bỏ tiền tỷ để mua nhà mà không được cấp sổ đỏ do doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất.
Từ đầu tháng 7 đến nay,ơkhôngđượccấpsổđỏkhimuanhànợtiềnsửdụngđấtỷ số bóng đá nhà cái hàng nghìn người dân như ngồi trên đống lửa trước thông tin nhiều dự án bất động sản nợ tiền sử dụng đất bị cơ quan thuế Hà Nội công khai trên báo chí. Do doanh nghiệp chây ì trách nhiệm tài chính nên khách hàng – lẽ ra phải là thượng đế, thì nay lại đứng trước nguy cơ bỏ tiền tỷ để mua nhà mà không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ).
Dự án xây dựng Khu chung cư cao tầng và dịch vụ Phương Đông do Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Mỹ Sơn làm chủ đầu tư, tại 62 Nguyễn Huy Tưởng, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội hiện đã xây dựng xong phần thô, chuẩn bị bước vào giai đoạn bàn giao nhà. Thế nhưng, khi Cục thuế Hà Nội công bố danh sách các doanh nghiệp nợ thuế, người mua nhà tại Dự án này mới "ngã ngửa" vì chủ đầu tư của Dự án này đang nợ gần 80 tỷ đồng tiền thuế đất.
Suốt gần 1 tháng nay, chị Phạm Minh Hằng – khách hàng đã bỏ ra gần 2 tỷ đồng để mua một căn hộ tại đây đứng ngồi không yên. “Mua nhà ở đây tôi đã phải vay mượn rất nhiều nơi để đủ số tiền khoảng 2 tỷ đồng. Bây giờ nghe được thông tin mới biết dự án này còn nợ thuế thì thực sự rất là lo lắng, không biết sau này mình về ở thì chủ đầu tư liệu có làm được sổ đỏ hay không,” chị Hằng chia sẻ.
Đây là 1 trong số 56 dự án bất động sản tại Hà Nội “chây ì” chưa nộp tiền sử dụng đất với tổng số tiền khoảng 3000 tỷ đồng. Theo Cục Thuế Hà Nội, mức nợ thuế sử dụng đất của các doanh nghiệp tại các dự án bất động sản dao động từ hơn 10 tỷ đồng cho tới hơn 300 tỷ đồng. Số tiền này là nợ không được gia hạn, nhưng hiện chủ đầu tư vẫn không chịu nộp.
Nguy cơ không được cấp sổ đỏ khi mua nhà tại dự án nợ tiền sử dụng đất.
Điều đáng nói là các dự án này đều đang chào bán các sản phẩm căn hộ, nhà đất ra thị trường, thu hàng trăm tỷ của khách hàng. Trong khi đó, theo Luật Đất đai 2013, chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước mới được mở bán các sản phẩm bất động sản. Như vậy, việc các chủ đầu tư “chây ì” không nộp tiền sử dụng đất là cố tình vi phạm quy định pháp luật.
Ông Lê Thanh Nam - Trưởng phòng Đăng ký Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, để đảm bảo quyền lợi cho người dân, cơ quan chức năng vẫn thực hiện xem xét, cấp sổ đỏ cho người mua nhà song song với quá trình xử lý vi phạm của chủ đầu tư. Tuy nhiên, đó là trường hợp dự án nợ tiền sử dụng đất nhưng đã hoàn thiện và người dân đã ở ổn định.
Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia nhìn nhận, phải có các biện pháp mạnh tay khác đối với chủ đầu tư chậm nộp thuế như phong tỏa tài khoản, vô hiệu hóa hóa đơn hoặc không cho doanh nghiệp thực hiện dự án mới. Còn quyền lợi của những người đã vô tình mua phải các dự án chậm nộp tiền sử dụng đất vẫn nên được đảm bảo.
Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật BASICO cho rằng, cơ quan chức năng buông lỏng quản lý cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp phớt lờ trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi mở bán, giao dịch các sản phẩm bất động sản. Đợi đến khi cơ quan Nhà nước “bêu tên” vì nợ thuế, thì chủ đầu tư đã thu tiền của người mua nhà. Như vậy, chỉ có khách hàng là chịu thiệt. Do đó, việc công khai các dự án nợ tiền sử dụng đất lẽ ra cần phải làm sớm hơn, trước khi chủ đầu tư mở bán sản phẩm.
Luật sư Trương Thanh Đức phân tích: “Khi một chủ đầu tư làm những dự án như thế thì họ phải có đủ năng lực tài chính, nếu như không có vốn tự có thì cũng phải bằng nguồn này khác để đảm bảo tối thiểu về việc xây dựng móng, về việc nộp thuế, về các nghĩa vụ tài chính ban đầu thì mới đảm bảo được triển khai thành công dự án và quyền lợi của người mua nhà. Còn nếu người ta không có gì cả, tất cả là đi huy động và dựa vào số tiền bán nhà hình thành trong tương lai, thì đương nhiên dẫn đến rủi ro như hôm nay, thậm chí còn có nguy cơ thu rất nhiều tiền của người mua nhà rồi mà không hoàn thành được công trình, chưa nói gì đến nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.”
Các chuyên gia cho rằng, thực tế nhiều người mua nhà thiếu kinh nghiệm, thấy công trình được triển khai thì nghĩ rằng chủ đầu tư đã thực hiện mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Khi rủi ro xảy ra, khách hàng sẽ là người gánh chịu mọi hậu quả. Vì vậy, trước khi mua nhà ở bất cứ dự án nào, khách hàng cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các chứng từ, giấy tờ chứng minh việc đã hoàn tất nghĩa vụ với Nhà nước, tránh “hoa mắt” vì các “chiêu trò” quảng cáo và chương trình khuyến mại hấp dẫn./.
Theo VOV
>>Cấp sổ đỏ chung cư Hà Nội: Vỡ lở nhiều vụ 'động trời'