Theo quy định pháp luật hiện hành, ô tô bị hỏng hóc, chết máy khi đang lưu thông trên đường mà không thể di chuyển được có thể được xem là sự việc bất khả kháng. Do đó, tài xế sẽ không bị xử phạt về hành vi cản trở giao thông.
Tuy nhiên, Khoản 3 điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển phương tiện khi dừng, đỗ xe trên đường bộ phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
Trường hợp xảy ra tai nạn (xe khác đâm vào xe đang dừng đỗ do gặp sự cố), cơ quan chức năng sẽ xem xét tới yếu tố lỗi của mỗi bên, xem lái xe ô tô đã sử dụng đầy đủ các biện pháp cứu hộ, cảnh báo chưa.
Còn lái xe bị nạn có chú ý quan sát trong tình huống trên để nhận diện có chướng ngại vật phía trước không, tốc độ của xe bị nạn và phần đường mà xe đó lưu thông đã đúng quy định chưa, điều kiện thời tiết có ảnh hưởng tới tầm nhìn của lái xe.
Từ việc xác định yếu tố lỗi sẽ làm căn cứ để xác định được trách nhiệm bồi thường.
Nếu lái xe bị nạn do thiếu chú ý quan sát, chạy quá tốc độ dẫn đến tai nạn thì sẽ được xác định là có một phần lỗi. Trong trường hợp này, xe ô tô gặp sự cố được xác định là chướng ngại vật, tất cả phương tiện tham gia giao thông qua đây phải chú ý quan sát, giảm tốc độ để tránh xảy ra va chạm.
Nếu người điều khiển phương tiện giao thông khác thiếu chú ý quan sát, không giảm tốc độ dẫn đến tai nạn thì họ là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả tai nạn xảy ra.
Nếu sau khi dừng đỗ xe, người điều khiển xe ô tô gặp sự cố không có tín hiệu cảnh báo cho người điều khiển phương tiện khác biết và không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe cho người khác biết nghĩa là họ đã có hành vi dừng đỗ xe sai quy định.
Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả mà cá nhân này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thậm chí có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, tài xế còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản cho người bị thiệt hại theo Điều 589, điều 590 BLDS 2015.
Như vậy, theo quy định hiện hành, xe ô tô bị hỏng chết máy đột ngột phải dừng đỗ giữa lòng đường là sự cố bất ngờ.
Nếu ngay sau khi xe gặp sự cố buộc phải dừng đỗ trên đường, người điều khiển phương tiện đã thực hiện các biện pháp như có tín hiệu, dựng chướng ngại vật cảnh báo cho người điều khiển phương tiện khác biết nhằm báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe cho người khác biết thì sẽ có thể không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
相关文章
Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
Ngành Hải quan tích cực trong công tác xử lý vi phạm hành chính Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng2025-01-25Gỡ vướng trong việc thực hiện miễn thuế cho các dự án đầu tư
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh (Cục Hải quan Bắc Ninh). Ảnh: T.Trang. Nơi tiếp n2025-01-25Alibaba tái tổ chức hệ thống thương mại điện tử, thay thế Giám đốc tài chính
Gã khổng lồ công nghệ Alibaba của tỷ phú Jack Ma vào ngày 6/12 thông báo rằng sẽ hình thành hai đơn2025-01-25Xuất khẩu của Samsung đạt khoảng 50 tỷ USD trong năm nay
Tính đến cuối năm nay, Samsung sẽ có 29 nhà cung ứng cấp 1 tại Việt Nam. Ảnh: Internet Ông Bang Hyu2025-01-25Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 22025-01-25Cướp gặp cú sốc đụng 'cớm chìm'
Đ.T(Theo NYPost)Bạn trai thấy cướp bỏ chạy, cô gái 'biếu' luôn xe rồi ngồi ăn tiếpVụ cướp được ghi l2025-01-25
最新评论