【vô địch victoria úc】Người chỉ huy biệt động thành Cà Mau
(CMO) Cách đây đúng 1 năm, đọc được bài báo 2 kỳ của người chị đồng nghiệp đăng trên báo Cà Mau với tựa đề “Ðội biệt động thị xã Cà Mau - Gặp người trong cuộc sau hơn 40 năm”, tôi hết sức xúc động vì thông tin, tư liệu quý mà bài viết cung cấp. Có thể nói, bài viết đã bổ sung một mảng khuyết mờ trong những dòng chính sử của địa phương Cà Mau về đội biệt động thành với những chiến công vang dội, đặc biệt là những câu chuyện rất đời, rất cảm động về nữ Anh hùng LLVTND Hồ Thị Kỷ. Suy nghĩ rất nhiều, tìm đọc thêm tư liệu, cuối cùng, tôi đến tìm gặp ông Lâm Anh Lữ - người chỉ huy đội biệt động năm xưa.
Khi đến nhà, ông Lữ lấy ngay tờ báo Cà Mau được biếu và nói: “Ðây, trong này viết khá đầy đủ. Cháu có thể đọc tham khảo thêm”. Nhìn ông già ở độ tuổi U90 giản dị, minh mẫn, cần cù lao động như một nông dân chính hiệu, ít ai nghĩ rằng đây là một pho sử sống quý giá, hiếm hoi còn lại của Cà Mau. Không. Chúng tôi không đến đây để viết về những trận đánh của biệt động thành năm xưa, về sự kiên trung, gan dạ, anh dũng của nữ Anh hùng Hồ Thị Kỷ. Bởi việc đó, đồng nghiệp của chúng tôi đã làm quá tốt.
Ông Lâm Anh Lữ lần đọc lại bài viết đăng trên báo Cà Mau về lực lượng biệt động thành của tác giả Trang Thăm. |
Tôi mở lời: “Cháu muốn tìm hiểu và viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông”. Ông Lữ cười: “Chú thì có gì để nói, chiến công và hy sinh đều là xương máu, là công lao của đồng chí, đồng đội”. Chợt nhớ đến bộ phim tài liệu về biệt động thành Sài Gòn, trong đó người chỉ huy Tư Cang (Ðại tá Nguyễn Văn Tàu) cũng từng trả lời báo chí như thế khi hỏi về mình. Bởi với những người chỉ huy, còn sống cho đến ngày hoà bình, nhìn thấy đất nước phát triển, đó là món quà may mắn quá lớn. Phía sau những người chỉ huy là nỗi day dứt, tiếc thương về những người đồng đội, đồng chí đã mãi mãi ra đi vì sự nghiệp cách mạng.
Ông Lữ tóm tắt cuộc đời mình ngắn gọn. Là trai thị xã Cà Mau, gốc gác người Hoa, ông Lữ thời hoa niên chọn nghề “gõ đầu trẻ” ở Trường Hoa văn Cà Mau (Trường Dục Tài). Không khí cách mạng bùng lên, ông tham gia vào các phong trào vận động thanh niên, học sinh tại thị xã Cà Mau tham gia kháng chiến. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, ông Lữ nhận chỉ thị của Bí thư Thị xã uỷ Cà Mau Hai Phú (Lữ Trung Tấn) rút về vùng giải phóng. Trong đợt 2 Mậu Thân, ông Lữ chịu trách nhiệm dẫn đường cho Ðại đội 962 đánh tuyến Rạch Rập, Ty Cảnh sát, Phạm Ngũ Lão.
Tháng 5/1968, tổ chức quyết định thành lập đơn vị biệt động hợp pháp nội thành, do ông Lữ phụ trách Ðội trưởng Ðội Biệt động thị xã Cà Mau với nhiệm vụ tạo chân đứng hoạt động hợp pháp, kết hợp đánh mìn xe, phương tiện chiến tranh và các vị trí trọng yếu của địch. Ðến cuối năm 1968, tình hình ác liệt, đơn vị rút về đóng tại Cây Khô (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình ngày nay). Giai đoạn từ 1968 đến 1971, Ðội Biệt động thành thị xã Cà Mau đánh hàng chục trận lớn nhỏ, gây ra nỗi sợ kinh hoàng cho giặc. Bởi biệt động thành có hơn 80% quân số (khoảng 50 người) là nữ, nhiều thành viên ở tuổi 14-16, để tránh gây chú ý cho địch.
Ông Lữ hồi nhớ, đánh biệt động thành, một trận dù lớn hay nhỏ đều phải cân não. Thứ nhất là điều nghiên địa hình, thói quen của giặc, bố trí lực lượng hợp lý, chuẩn bị các phương án có thể xảy ra. Nếu thất bại, coi như cầm chắc cái chết. Là chỉ huy, ông luôn căn dặn, “không được phép thất bại, điều quan trọng nhất là bảo toàn lực lượng”. Hai vấn đề hình như mâu thuẫn nhau, nhưng trong hoàn cảnh đó, ông không thể nói khác. Nếu vì bảo toàn lực lượng mà không đánh được thì làm sao hoàn thành nhiệm vụ. Còn nếu đánh cảm tử, thì mất mát ấy sẽ không có gì bù đắp được.
Trận đánh ty cảnh sát quốc gia An Xuyên của nữ Anh hùng Hồ Thị Kỷ ngày 3/4/1970 đã không theo nguyên tắc của ông đề ra. Theo ông Lữ kể, khi ấy có 2 mũi đánh, mũi Hồ Thị Kỷ phụ trách đánh ty cảnh sát. Trước khi đi, Hồ Thị Kỷ có hỏi ông về cách làm sao để cho nổ mìn trong tình huống khẩn cấp. Nói tới đây, ông rơm rớm nước mắt: “Chính tôi chỉ cách cho Kỷ ấn kíp nổ mìn”. Trận đánh làm thiệt hại nặng cho giặc: 18 tên đền tội, 9 bị thương, phá huỷ 1 xe Zeep, 2 xe quân sự GMC, sập một lô cốt, hỏng một mảng tường rào và một góc phòng quân cảnh. Trận đánh cũng làm tê liệt hoàn toàn kế hoạch hành quân càn quét của địch. Nhưng nữ Anh hùng Hồ Thị Kỷ, nữ Anh hùng Huỳnh Thị Kim Liên và bé Hồ Thuý Nghiêm (con ruột của đồng chí Huỳnh Thị Kim Liên, khi đó mới 3 tuổi) cũng anh dũng hy sinh.
Hỏi ông Lữ, sau trận đánh của Hồ Thị Kỷ, tâm trạng ông khi ấy ra sao, ông chậm rãi: “Trong mọi tình huống, là người chỉ huy, phải bình tĩnh, dù lòng rất đau”. Nhưng từ trận đánh này, ông đã ngẫm ra một điều: “Nhân dân Cà Mau anh hùng, những người con gái xuân sắc như Kỷ dám hy sinh cuộc đời vì lý tưởng cao đẹp, một bà mẹ ôm con mình vào trận đánh, một cháu bé 3 tuổi cũng góp phần diệt giặc, thì cuộc kháng chiến của ta nhất định thắng lợi”. Hồ Thị Kỷ đã chọn một cuộc đời vinh quang, thay vì lẽ sống thường tình.
Tình hình chiến cuộc chuyển biến mau lẹ. Ðịch hấp hối, giãy giụa. Cách mạng tính toán để đi đến một trận “sạch không kình ngạc” để giải phóng quê hương, đi tới ngày hoà bình, thống nhất. Ông Lữ được cử đi học trường đặc công của Khu đặt ở xứ Lung Tràm, quê hương bác Ba Phi. Cách mạng cần ông ở những trọng trách lớn hơn. Năm 1971, ông về Thị đội thị xã Cà Mau. Năm 1975, đồng chí Lâm Anh Lữ là Thị đội phó thị xã Cà Mau, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn K8 lực lượng vũ trang thị xã Cà Mau tiến vào trận đánh lớn cuối cùng. Và đất nước trọn niềm vui với mùa xuân đại thắng - dấu son chói lọi 30/4/1975.
Một quãng trầm trong câu chuyện. Năm 1979, ông Lữ ra quân, công tác hệ dân chánh. Ðến năm 1994 thì nghỉ hưu. 50 năm tuổi Ðảng, thương binh 3/4, hỏi ông trong cuộc đời mình, có bao giờ nuối tiếc điều gì, ông bộc bạch: “Ở đâu, làm gì, tôi là đảng viên thì phải chấp hành theo tổ chức. Tôi không tiếc gì cả. Tôi may mắn hơn nhiều đồng chí, đồng đội của mình vì còn được sống”.
Dù tuổi cao nhưng thương binh Lâm Anh Lữ vẫn hăng say lao động, luôn sống vì nghĩa lớn, việc chung. |
Ông Lữ không chỉ sống, mà sống đẹp, như ông nói: “Sống sao cho xứng đáng với những người nằm xuống”. Về hưu, với ông Lữ đơn giản là có nhiều thời gian đi dạy tiếng Hoa cho lớp trẻ. Có thời gian cận kề và chăm lo cho gia đình. Ngay giữa lòng TP Cà Mau, ông Lữ gầy dựng trang trại cá, ba ba với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông tích cực tham gia hoạt động của Hội Cựu chiến binh (CCB), góp ý tưởng và công sức thành lập Câu lạc bộ CCB sản xuất, kinh doanh tỉnh Cà Mau và đảm nhiệm chức Phó chủ nhiệm. Ðại tá Huỳnh Hoàng Vân, Phó chủ tịch Hội CCB tỉnh Cà Mau, từng chia sẻ: “Anh Lữ là CCB mẫu mực, sống vì nghĩa chung, vì đồng chí, đồng đội. Thời chiến cũng như thời bình, anh Lữ đều tận tuỵ, trung thành với Ðảng, với Bác Hồ”.
Nhìn ông Lữ ở tuổi xưa nay hiếm, chúng tôi cảm nhận rõ chuyện vinh - nhục đời người đâu thể đo đếm bằng chức vị, tiền tài. Trầm lặng. Ðiềm tĩnh. Vẫn cốt cách của người chỉ huy đội biệt động thành thị xã Cà Mau năm xưa. Ông ngại nói về mình. Ông chọn sống một cuộc đời có ích, có lý tưởng, chấp nhận đối diện sinh tử. Và, một thái độ bình thản, tích cực đón nhận mọi biến cố trong đời./.
Phạm Quốc Rin
-
Chủ tịch huyện ở TTSóc Trăng nhắm đích chuyển đổi số đồng bộ vào năm 2030Hệ thống dữ liệu quyết định tính thông minh của đô thịPhó Chủ tịch Đà Nẵng: Công nghệ thông tin là lĩnh vực mũi nhọn phát triểnABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốcTrùm truyền thông Murdoch có thêm 2 tỷ USD nhờ DisneyCMC Telecom cùng Check Point “hóa giải” các mối đe dọa trong bảo mật CloudĐiện thoại cao cấp đầu tiên của Realme sẽ chạy Snapdragon 8 Gen 1Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình InternetNâng chuẩn mới để thích ứng với nhiều biến động
下一篇:Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Ứng dụng giải pháp giáo dục trẻ em của đại diện Việt Nam được nhận hỗ trợ từ Google
- ·Cáp biển AAE
- ·Chủ kênh YouTube Long Ngô bị phạt 7,5 triệu đồng
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Đăng ký thành lập doanh nghiệp: Nhộn nhịp ngay từ đầu năm
- ·Bưu điện hợp tác với Trung tâm nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư và CCCD
- ·iPhone 2023 sẽ dùng màn hình OLED của Trung Quốc
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·Công bố chương trình học bổng “Nữ sinh với công nghệ 2022”
- ·Mô hình “ba nhà” làm trụ cột xây dựng thành phố thông minh tại Bình Dương
- ·Xây dựng chính quyền điện tử để tăng hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Doanh nghiệp sôi động những cú “bắt tay” chiến lược
- ·Chính phủ điện tử làm thay đổi phương thức làm việc trong cơ quan Nhà nước
- ·Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng Trung tâm Giám sát và điều hành đô thị thông minh
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Hướng dẫn sử dụng Trans cho giáo viên Kích hoạt phòng chờ
- ·Quỹ Next100 Blockchain của Shark Bình đầu tư vào startup Enrex
- ·Sở TT&TT Lạng Sơn có thêm nhiệm vụ phát triển đô thị thông minh
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·iPhone của nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ bị theo dõi
- ·Hòa Bình tuyên truyền an toàn thông tin doanh nghiệp trên không gian mạng
- ·‘Cười chảy nước mắt’ phổ biến nhất năm 2021
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·FLC Group ra mắt dự án Khu đô thị FLC Eco Charm tại Đà Nẵng
- ·Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- ·Đề án đô thị thông minh Cần Thơ lấy người dân làm trung tâm
- ·Từ bài toán tiêu thụ vải thiều đến mô hình logistics chuyên biệt cho nông sản Việt
- ·Chuỗi 130 nhà hàng ở Nhật muốn chinh phục thị trường Việt
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Nghiên cứu đề xuất xây dựng đô thị công nghiệp thông minh từ Singapore
- ·Bỗng dưng mang danh giám đốc nợ thuế tiền tỷ
- ·Thêm một công ty vũ trụ đặt mục tiêu trở thành SpaceX tiếp theo
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·8 nhóm yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm mạng riêng ảo