Vào tháng 6/2021,độtbiếntỷởĐiệnBiêatletico madrid vs villarreal cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về một cây lan đột biến tên là Hồng hạ vân có giá 46 tỷ đồng của một gia đình người Mông tại bản Sín Sủ, xã Xá Nhè, tỉnh Điện Biên.
Sau đó lại có nguồn tin cho rằng cây lan trên được một người trả với giá 3,5 tỷ đồng. Tuy nhiên theo thông tin mới nhất thì chủ nhân hiện đã bán lan đột biến này với mức giá thấp đến bất ngờ.
Nhận định trước sự việc trên, một đại gia cây cảnh cho rằng đây vẫn là chiêu thức thổi giá cũ của đối tượng lừa đảo. Theo bài cũ của chúng thì nhóm đối tượng lừa đảo chỉ trả giá để thổi giá lan lên cao, thậm chí tạo nên những giao dịch giả để tăng độ tin cậy cho những nạn nhân.
Những cây lan được chúng thổi giá vẫn là những cây được đưa từ nước ngoài về và có nhiều tên gọi khác nhau do chính nhóm đối tượng đặt.
Hình ảnh cây lan đột biến được trả giá 46 tỉ đồng mà người dân chia sẻ trên mạng xã hội |
Trước việc thị trường lan gần như đóng băng, không có giao dịch, trong thời gian tới những đối tượng lừa đảo sẽ vẫn tiếp tục thổi giá lan. Sở dĩ họ làm vậy bởi một số đầu nậu trước đó đã ôm, thu mua một số lượng lan nên bắt buộc họ phải thổi giá lan để bán đi.
Nếu nhiều người tiếp tục tin vào chiêu thổi giá này của nhóm đối tượng sẽ rất nguy hiểm. Trong trường hợp vẫn không có người mua thì họ lại chuyển sang một loại khác.
"Còn nhớ lan ở Phú Thọ giai đoạn đầu được bán 2 triệu đồng/cm thì giờ đưa ra mức giá bán 70.000 đồng/cm cũng không có ai mua, chính vì vậy họ phải chuyển biến, thay đổi liên tục giống lan để thổi giá. Các tên gọi về lan được những đối tượng này tự đặt tên, họ đặt tên thế nào thì ra thế" -đại gia này kể.
Theo vị đại gia cây cảnh nhìn nhận, hiện nay lượng người bị lừa vì lan đã quá nhiều. Sau hàng loạt vụ lừa đảo dẫn đến thị trường lan giảm thì có thể nạn nhân sập bẫy chúng tiếp theo là những người mới, không am hiểu.
"Bản chất kinh doanh của những vụ lừa đảo lan đột biến cũng giống như mô hình đa cấp. Hình thức kinh doanh đa cấp chưa bao giờ hết, chỉ là họ sẽ chuyển từ trò này sang trò đa cấp khác chứ không dừng lại" -đại gia cây cảnh nói.
Cây lan tại gia đình anh Thào A Phổng |
Trước thông tin lan “Hồng hạ vân" được trả với giá 46 tỷ, ông Lờ A Tráng – Chủ tịch UBND xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa khẳng định thông tin đó là không chính xác.
"Trước đó tôi đã cử công an xã đến nhà anh Thào A Phổng (chủ nhân cây lan Hồng hạ vân) xác minh về cây lan trên. Qua xác minh ban đầu, anh Phổng mua cây lan trên ở huyện Tuần Giáo, Điện Biên. Ngoài ra gia đình cho biết họ không đồn thổi, ra giá lan trên với giá trị cao như vậy" -ông Lờ A Tráng nói.
Theo thông tin từ Chủ tịch UBND xã Xá Nhè chia sẻ, gia đình anh Phổng mới trồng lan được 1-2 năm nay nhưng kinh tế cũng chưa khấm khá. Có thông tin cho rằng anh Phổng mua lan Hồng hạ vân với giá 1,5 triệu đồng, còn thông tin lan được trả với già vài tỷ hay vài chục tỷ thì không ai rõ, cũng có thể đây chỉ là chiêu trò của nhóm mua lan.
Trao đổi trên tờ Lao Động, anh Thào A Phổng cho biết: "Cây lan trên chỉ bán được ít tiền thôi, không đủ sửa mấy gian nhà gỗ”.
Nói thêm về cây lan, anh Thào A Phổng cho biết, ban đầu 2 chú cháu mua về treo ở cây rồi treo ở bờ rào chẳng ai để ý, đến khi nó ra hoa thì nhiều nhóm người đến xem và họ bảo cây lan này phải được 46 tỷ đồng, nhưng họ chỉ nói thế thôi chứ không mua.
“Nó như bán con lợn con gà, họ bảo con này phải được từng này, từng kia nhưng họ lại không mua nên cuối cùng có người mua rẻ mình cũng vẫn phải bán, nếu không để lại không biết chăm thì nó cũng chết” – anh Phổng nói.
(Theo Đất Việt)
Rao bán lan đột biến 'ảo' trên mạng
Những cây lan đột biến như Phú Thọ, Hồng Mỹ Nhân... được mã hóa dưới dạng tài sản số NFT, rao bán với giá 80-250 USD/cây.