【ket qua da banh】Kết nối với dịch vụ công quốc gia

Báo Cà Mau(CMO) Qua hơn 2 năm đưa vào vận hành, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh, cơ quan một cửa cấp huyện và cấp xã, hệ thống này giúp người dân thực hiện TTHC trực tuyến từ mức độ 2 đến mức độ 4 hoặc trực tiếp tại bộ phận một cửa.

Việc tiếp nhận và xử lý các TTHC theo quy trình một cửa qua môi trường mạng tạo thuận lợi hơn cho cán bộ, công chức của các cơ quan trong việc giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của người dân khi thực hiện TTHC trực tuyến.

Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tỉnh Cà Mau là nơi công khai thông tin bộ TTHC toàn tỉnh và các đơn vị công khai mức độ DVCTT; Cập nhật, thống kê tình hình xử lý TTHC theo thời gian thực hiện, trực quan và nhanh chóng. Qua đó có thể đánh giá tổng quan về tình hình, tiến độ xử lý hồ sơ chung của toàn tỉnh, của từng đơn vị, tổ chức, người dân truy cập tra cứu thông tin, đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ trực tuyến, tra cứu thông tin tiến trình xử lý hồ sơ ngay tại Cổng DVCTT.

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, tỉnh Cà Mau đã phê duyệt và đưa vào thực hiện Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2018. Qua đó, Cà Mau đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, trong đó có việc xây dựng Cổng dịch vụ công của tỉnh và Hệ thống một cửa điện tử triển khai cho tất cả các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã.

Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Quốc Chính cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 2.020 loại TTHC của các cơ quan, đơn vị được đăng tải lên Cổng DVCTT của tỉnh Cà Mau. Trong đó, có 57 TTHC mức độ 4, 68 TTHC mức độ 3, 1.895 TTHC mức độ 2 và 705 TTHC áp dụng dịch vụ bưu chính công ích.

Người dân đến giao dịch tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh.

9 tháng đầu năm, Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết 327.468 hồ sơ, tỷ lệ trước và đúng hạn đạt 99,45%. Hồ sơ nộp trực tuyến mức độ 3-4 là 20.703 hồ sơ, đạt 6%, riêng cấp tỉnh đạt 21%.

Căn cứ Nghị định số 61/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, tỉnh đã tiến hành nâng cấp Cổng dịch vụ công đáp ứng 4/7 yêu cầu theo quy định, cụ thể: Tiếp nhận, giải quyết TTHC, cung cấp DVCTT; Hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện TTHC trực tuyến; Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả giải quyết TTHC; Cho phép tổ chức, cá nhân đánh giá tiến độ, chất lượng tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Ông Trần Quốc Chính chia sẻ: "Hiện nay còn 3/7 yêu cầu Cổng dịch vụ công của tỉnh chưa đáp ứng được. Đó là việc bảo đảm khả năng tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để truy xuất dữ liệu TTHC của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh; Hỗ trợ xác thực thông tin công dân, doanh nghiệp thông qua việc kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu khác liên quan; Chia sẻ thông tin về tình hình giải quyết TTHC, thành phần hồ sơ đã được xác thực và kết quả giải quyết TTHC đã được số hoá tới cơ sở dữ liệu của Cổng dịch vụ công quốc gia".

Theo ông Trần Quốc Chính, mặc dù tỉnh tích cực phối hợp với đơn vị phát triển Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử để hoàn thiện 3 yêu cầu chưa đáp ứng nói trên, tuy nhiên vẫn phải chờ phía bộ, ngành hoàn thiện các hệ thống liên quan và chờ hướng dẫn.

Hiện nay, một số dịch vụ, giải pháp liên quan phục vụ hoạt động của Cổng dịch vụ công của tỉnh đã triển khai không còn phù hợp với yêu cầu chung như: Dùng Form điện tử thay cho biểu mẫu tải về; Đăng nhập và xác thực thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Các vướng mắc này làm cho tỉnh không thể chủ động được trong việc xây dựng Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của mình đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu Nghị định 61/2018.

Trước những khó khăn trên, ông Trần Quốc Chính mong muốn các bộ, ngành khi xây dựng các ứng dụng, cơ sở dữ liệu quốc gia cần cập nhật cho các tỉnh về tiến độ thực hiện của dự án; Công bố chuẩn dữ liệu cần trao đổi, tích hợp để các địa phương chủ động phối hợp thực hiện. Vì qua thực tế triển khai thực hiện, hiện nay ngoài việc liên thông TTHC giữa các cơ quan cùng cấp, liên thông giữa cơ quan các cấp, nhiều TTHC có thể liên thông với nhau khi có cùng hồ sơ đầu vào hoặc kết quả giải quyết của thủ tục này là đầu vào của thủ tục khác. Vì vậy, tỉnh Cà Mau đề nghị Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành rà soát, ban hành quy định cụ thể về việc liên thông các TTHC để tỉnh làm căn cứ triển khai và xây dựng quy trình thực hiện Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh./.

Hồng Phượng

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
下一篇:Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh