顶: 12踩: 74264
Tăng trưởng chưa đầy 6%Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch XK dệt may Việt Nam ước đạt 12,8 tỷ USD, chỉ tăng trưởng 5,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Sản xuất cầm chừng, đơn hàng thiếu, ăn đong là thực tế đang diễn ra trong ngành được cho là mũi nhọn của Việt Nam- dệt may. Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch XK dệt may Việt Nam ước đạt 12,8 tỷ USD, chỉ tăng trưởng 5,8% so với cùng kỳ năm 2015. Một vị đại diện của Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhìn nhận, đây là mức tăng trưởng XK thấp nhất của ngành kể từ năm 2010 đến nay. Không chỉ vậy, XK sang các thị trường chủ lực cũng giảm đáng kể. Cụ thể, ngay tại thị trường Mỹ là thị trường truyền thống và Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao, cũng chỉ tăng khoảng 5,9% (chưa bằng ½ năm 2015 tăng 13%), EU tăng 5,7%, Nhật Bản tăng 3,03%. Điều này thực sự cho thấy tín hiệu về năng lực cạnh tranh quốc gia có biểu hiện suy giảm.
Có một thực tế là các đối thủ cạnh tranh với XK dệt may trước kia có mức tăng trưởng khá tốt nhưng hiện tại cũng bị chững lại. Nước có mức suy giảm lớn nhất về XK dệt may là Trung Quốc, trong đó tổng XK dệt may giảm 5% tại thị trường Mỹ, 10% tại thị trường EU và 6% tại thị trường Nhật Bản. Ấn Độ không có sự tăng trưởng tại thị trường Mỹ, tất cả các thị trường còn lại đều tăng trưởng âm. Đây là 2 quốc gia có kim ngạch XK dệt may lớn nhất thế giới nhưng đều suy giảm về tăng trưởng. Tuy nhiên, nhờ có sự suy giảm của các quốc gia này mà các nước XK dệt may có quy mô nhỏ hơn như Việt Nam, Bangladesh, Myanmar, Pakistan, Campuchia vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng nhất định, dù không cao.
Không chỉ khó khăn về thị trường XK, DN dệt may còn phải đối mặt với những khó khăn từ thị trường trong nước. Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam thừa nhận: “Chúng ta vẫn còn chịu áp lực rất lớn từ lãi suất vay đến chi phí vận tải, kể cả những chi phí không chính thức. Đặc biệt, những năm gần đây, chi phí vận tải trên đường, phí đường, cảng lớn hơn cả chi phí xăng dầu. Đây cũng là những yếu tố làm năng lực cạnh tranh của DN yếu đi. Lãi suất tuy giảm nhưng ở mức 8% vẫn là cao so với các quốc gia đang cạnh tranh với Việt Nam”.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công ty TNHH Nam Việt cũng cho biết, tổng cầu thế giới giảm trong khi giá thành ở Việt Nam “đội” cao hơn giá thị trường thế giới. Giá thành cao do sản phẩm đội thêm nhiều khoản như lãi suất ngân hàng cao, năng suất lao động thấp, hệ thống vận tải… làm giảm sức cạnh tranh của DN Việt Nam. Ví dụ, chi phí vận tải đối với DN nhỏ và vừa như Công ty ông Chung đã chiếm gần 10% trên tổng giá trị hàng hoá, trong khi so với các nước lân cận chỉ 2-3%. Đây cũng là một bất lợi cho sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Sức ép từ các đối thủ
Đã hết nửa năm mà XK dệt may mới chỉ đạt được 1/3 mục tiêu. Dù đang là thời điểm “chính vụ” nhưng nhiều DN đang rất lo lắng cho chỉ tiêu XK của năm 2016. Ông Phí Ngọc Trịnh, Phó tổng giám đốc Công ty CP May Hồ Gươm nhận định, nếu quý II, quý III không có sự tăng trưởng thì ngành dệt may rất khó có thể đạt mục tiêu. “Riêng May Hồ Gươm vẫn có thể đạt được mục tiêu XK 40 triệu USD nhưng sẽ phải cố gắng rất nhiều”, ông Trịnh chia sẻ. Còn theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng Công ty CP May 10, tình hình 6 tháng cuối năm không khả quan lắm, chưa kể tác động từ Anh rời EU, khiến cho hàng dệt may sang thị trường này có giá không cạnh tranh.
Chưa kể, trong khi giá hàng hóa Việt Nam không cạnh tranh thì các nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia đều có những chính sách để hỗ trợ, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành dệt may. Cụ thể, Trung Quốc đã có chính sách “các nền tảng dịch vụ chung cho các cụm công nghiệp tiêu biểu” áp dụng cho 7 lĩnh vực trong đó có dệt may. Thông qua hình thức tài trợ hoặc cung cấp dịch vụ miễn phí hoặc dịch vụ giảm giá từ chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và các nhà cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp tiêu biểu của Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc phá giá đồng nhân dân tệ cũng là một động thái hỗ trợ ngành XK của Trung Quốc.
Các quốc gia quy mô nhỏ hơn như Bangladesh, Pakistan, Indonesia đều có chính sách hỗ trợ XK dệt may. Đồng Rupiah của Indonesia được giao dịch ở mức thấp nhất kể từ năm 1998 cho đến nay. Đồng Rupee của Ấn độ cũng giảm giá 10%, bên cạnh đó họ còn giảm một loạt các loại thuế, đặc biệt là thuế NK nguyên liệu, nguyên liệu chính như xơ, sợi nguyên liệu từ 5% xuống 2,5%. Thuế thu nhập DN tại Bangladesh cũng giảm từ 35% xuống 20%, thuế NK xơ lanh và sợi spandex giảm từ 10% xuống 5%. Đối với Pakistan, áp dụng chế độ thuế 0% (không cần nộp thuế và hoàn thuế tiêu thụ/VAT) đối với nguyên phụ liệu, bán thành phẩm và năng lượng (điện, gas, than) phục vụ hàng dệt may XK, miễn thuế NK máy móc thiết bị dệt may, thành lập Quỹ nâng cấp công nghệ cho ngành dệt may, cắt giảm lãi suất, chương trình tái tài trợ XK từ 9,5% xuống 3%.
Như vậy, khó khăn đối với ngành dệt may đã lộ rõ. Những khó khăn này sẽ tác động trực tiếp đến DN dệt may trong ngắn hạn, trước mắt là khó hoàn thành mục tiêu 31 tỷ USD. Trong trung và dài hạn, chỉ còn một thời gian nữa, các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký kết có hiệu lực, nếu các biện pháp căn cơ cho ngành dệt may không được đưa ra thì Việt Nam sẽ khó có thể địch được với những đối thủ đang “gia sức” thay đổi để giữ chân khách hàng.
【lịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh tối nay】Khó khăn “săn đuổi” dệt may
人参与 | 时间:2025-01-10 10:34:24
相关文章
- ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- Huyện Phụng Hiệp: Các điểm tập kết, luân chuyển hơn 5.000 tấn nông sản
- Tiêu độc trên 14.000 xe vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
- Nhiều hoạt động thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, bảo vệ môi trường
- Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- Vận động trên 86 tỉ đồng trợ giúp người yếu thế
- Hậu Giang thực hiện tốt công tác lao động, người có công và xã hội
- Lốc xoáy làm sập và tốc mái thêm 10 căn nhà của người dân
- Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- Thành phố Ngã Bảy chỉnh trang đô thị đón xuân
评论专区