游客发表
Nhiều năm nay,ịnhiễketqua ngoai hang anh hàng chục hộ dân sống dọc tuyến kênh Hai Chương, ở ấp 4, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, phải khổ sở, bởi nguồn nước ở đây ô nhiễm nghiêm trọng, đời sống sinh hoạt bị đảo lộn. Mặc dù người dân đã kiến nghị nhiều lần đến địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Do tuyến kênh bị ứ đọng nên nguồn nước bên trong ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo phản ánh của người dân, tuyến kênh Hai Chương trước kia đóng vai trò tiêu thoát nước, cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân sinh sống dọc tuyến kênh. Không những thế còn là nơi vận chuyển hàng hóa của người dân trong khu vực. Thế nhưng, hơn 10 năm nay, nước trong kênh đã ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Nguyên nhân chủ yếu là do phần đầu tuyến kênh đổ ra sông cái bị lấp, nguồn nước không được tiêu thoát. Thêm vào đó, nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân đổ ra kênh đã khiến tuyến kênh ngày càng ô nhiễm.
Bà Trần Thị Cẩm Loan, ở ấp 4, xã Long Trị A, cho biết: “Những ngày hè nắng nóng, nguồn nước kênh cạn, mùi hôi thối bốc lên không chịu nổi. Mùa mưa thì nước thối dưới kênh ngập lênh láng, chưa kể con kênh này là nơi cho ruồi, muỗi sinh sôi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân nơi đây. Nghe xung quanh xóm nói mấy tháng nay đã xuất hiện 2 cas sốt xuất huyết, tôi thì có đứa cháu nhỏ chỉ mới 8 tháng nên cứ trông chừng suốt. Người lớn bị bệnh không sao, chỉ tội trẻ con chưa biết gì”.
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, từ khi tuyến kênh bị lấp còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất của bà con nông dân trong khu vực. Mấy năm trở lại đây, gia đình chị Đoàn Hậu Cần, ở ấp 4, xã Long Trị, chỉ còn nguồn thu từ 3 công lúa. Nếu trước đây, ngoài trồng lúa, gia đình chị còn nuôi thêm cá, gà, vịt hay bắt ốc để kiếm thêm thu nhập, thì nay nguồn thu nhập trên cũng không còn. Chị Cần chia sẻ: “Hồi trước, ngoài mấy công lúa, năm nào tôi cũng nuôi thêm cá tra, gà, vịt để bán, nhưng 10 năm trở lại đây chăn nuôi không được do nguồn nước bị ô nhiễm. Hồi tháng 4 vừa rồi, gia đình cũng mới thả thêm 6kg cá giống là cá rô và tai tượng, nhưng chỉ được 1 tháng thì cá rô bị chết dần vì không chịu nổi nước thối. Không biết tình trạng này sẽ còn kéo dài đến bao giờ nữa”.
Theo chị Cần, do tuyến kênh không tiêu thoát nên cả chục năm nay, vụ lúa nào cũng thất. Thêm vào đó, do đường vận chuyển không còn thuận lợi nên giá bán ra của lúa cũng thấp hơn so với những khu vực lân cận từ vài trăm đồng/kg. “Bán lúa đã khó, muốn vận chuyển lúa về nhà cũng khó khăn. Nếu trước đây, vụ Đông xuân, năng suất mỗi công cũng được cả tấn thì nay chỉ còn 700-800kg. Người dân ở đây ai cũng mong địa phương sớm nạo vét tuyến kênh để có nguồn nước sinh hoạt, sản xuất thuận tiện”, bà Cần bộc bạch.
Còn ông Dương Văn Sủng, ở cùng ấp 4 cũng than rằng, từ khi đầu kênh bị bí, nguồn nước không lưu thông đã khiến nước kênh ứ đọng. Mỗi mùa nước lên là ngập lênh láng do nước rút không kịp. Do nguồn nước không được lưu thông nên ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất, chăn nuôi của người dân. Trong khi đất hiện nay ngày càng suy kiệt, trồng cây ăn trái cũng không đạt năng suất. Người dân ở đây rất mong tuyến kênh được lưu thông như trước để có thể cải tạo đất để tăng năng suất cây trồng. Thế nhưng, đã hơn 10 năm trôi qua, dù cũng đã nhiều lần làm đơn kiến nghị đến lãnh đạo địa phương và phản ánh tại các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng chưa thấy chuyển biến.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Lê Văn Sol, Chủ tịch UBND xã Long Trị A, cho biết: Hồi trước, tuyến kênh Hai Chương này là tuyến kênh công cộng của Nhà nước. Nhưng qua một thời gian, một số người dân ở tuyến kênh cố tình lấn chiếm khiến tuyến kênh bị teo tóp, lâu dần bị bít hoàn toàn. Nguyên nhân trên đã khiến tuyến kênh không tiêu thoát được nên dần bị ô nhiễm. Hiểu được khó khăn của người dân, trước mắt UBND xã sẽ tiến hành họp dân sống dọc tuyến kênh để tiến hành khai thông dòng chảy không để tình trạng này kéo dài. Song song đó, trên cơ sở lược đồ địa chính cũ, UBND xã buộc một số hộ dân lấn chiếm phải trả lại phần đất của Nhà nước. Việc này sẽ được khắc phục từ nay đến cuối năm để tuyến kênh được lưu thông, tránh tình trạng ô nhiễm, giúp người dân dọc tuyến kênh được ổn định cuộc sống.
Bài, ảnh: THANH THÚY
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接