FiinRatings: Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trái phiếu doanh nghiệp bước vào chu kỳ phát triển theo chiều sâu Gần 49 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành thành công trong tháng 8 |
Tỷ lệ chậm trả trái phiếu giảm nhẹ
Mới đây,ănglượngpháthànhmớitráiphiếudoanhnghiệptrongthákèo bóng đá Công ty CP Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) công bố báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tháng 8.
Về chậm trả gốc/lãi lần đầu, trong tháng 8 vừa qua, một TPDN có tổng mệnh giá 450 tỷ đồng đã công bố chậm trả lãi coupon lần đầu tiên. Trái phiếu này được phát hành vào tháng 8/2020 với kỳ hạn 3 năm, và đến tháng 7/2023 đã được gia hạn thêm một năm. Tuy nhiên, đến tháng 7/2024, trái phiếu tiếp tục được gia hạn thêm lần nữa đến tháng 8/2025.
Tỷ lệ thu hồi trái phiếu chậm trả theo nhóm ngành. |
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 8/2024, tổng giá trị trái phiếu chậm trả phát sinh mới đạt 12.700 tỷ đồng. Tỷ lệ chậm trả lũy kế vào cuối tháng 8 đã giảm nhẹ xuống còn 14,9%, so với 15,1% của tháng trước.
Đáng chú ý, khoảng 63% giá trị trái phiếu chậm trả lũy kế đến từ nhóm bất động sản (BĐS) nhà ở, với tỷ lệ chậm trả lũy kế đạt 31%.
"Tỷ lệ chậm trả giảm và thu hồi nợ gốc tăng là tín hiệu tích cực, cho thấy doanh nghiệp đang cải thiện tài chính. Tuy nhiên, với mức chậm trả 14,9%, đặc biệt trong lĩnh vực BĐS, khó khăn vẫn còn lớn. Dù có dấu hiệu phục hồi, thị trường cần thêm thời gian để ổn định. Các chính sách hỗ trợ và đà tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triể của thị trường TPDN trong thời gian tới" - ông Nghiêm Xuân Huy - Chủ tịch Công ty CP Chứng khoán Vina nhận định. |
Về xử lý TPDN chậm trả, theo VIS Rating, trong tháng 8, 13 tổ chức phát hành thuộc các lĩnh vực BĐS nhà ở, bán lẻ và nông nghiệp đã hoàn trả tổng cộng 2.400 tỷ đồng tiền gốc cho các trái chủ. Sau khi thực hiện các khoản thanh toán này, dư nợ trái phiếu chậm trả còn lại của nhóm này giảm xuống còn 8.500 tỷ đồng.
Cũng trong tháng 8, phần lớn các khoản thanh toán gốc liên quan đến 1 công ty trong lĩnh vực nông nghiệp, phát hành trái phiếu vào năm 2020 với kỳ hạn đến tháng 12/2026. Sau khi chậm trả lãi lần đầu vào năm 2023, công ty này đã hoàn tất mua lại toàn bộ trái phiếu theo thỏa thuận với các trái chủ vào tháng 8/2024.
Tính từ năm 2022 đến nay, trong số 567 trái phiếu chậm trả, đã có 63 trái phiếu thanh toán đầy đủ gốc và lãi, trong khi 294 trái phiếu đang trong quá trình tái cấu trúc. Tỷ lệ thu hồi đối với các trái phiếu chậm trả đã tăng lên 20,8% vào cuối tháng 8.
Trái phiếu đáo hạn có rủi ro cao tăng
Về tình hình TPDN sắp đáo hạn có rủi ro cao, các chuyên gia từ VIS Rating dự báo, trong tháng 9 này, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn đạt 24.500 tỷ đồng, tăng so với mức 18.100 tỷ đồng của tháng trước. Trong số các trái phiếu đáo hạn tháng này, khoảng 1.800 tỷ đồng có nguy cơ chậm trả nợ gốc, với phần lớn đã từng chậm trả lãi trước đó.
Trong 12 tháng tới, ước tính có khoảng 18% trong số 245.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn đối mặt với nguy cơ chậm trả nợ gốc. Đáng chú ý, 76% giá trị của các trái phiếu rủi ro cao này thuộc về các công ty trong nhóm ngành bất BĐS nhà ở và xây dựng.
Trái phiếu phát hành mới hàng tháng theo nhóm ngành. |
Về phát hành mới, trong tháng 8, tổng giá trị phát hành trái phiếu mới tăng lên 57.700 tỷ đồng, so với mức 46.800 tỷ đồng của tháng 7. Các ngân hàng thương mại tiếp tục giữ vai trò chủ đạo với tổng giá trị phát hành đạt 51.300 tỷ đồng, chiếm phần lớn trong các đợt phát hành mới.
Trong đó, 40% số trái phiếu phát hành trong tháng 8 là trái phiếu thứ cấp, đủ điều kiện tính vào vốn cấp 2, với kỳ hạn trung bình 8,1 năm và lãi suất từ 5,5% đến 7,6% trong năm đầu tiên. Các trái phiếu còn lại là trái phiếu không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định dao động từ 5,2% đến 7,7%.
Từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành mới đạt 272.700 tỷ đồng, trong đó có 23 đợt phát hành ra công chúng, với tổng giá trị 39.100 tỷ đồng.
Trên thị trường thứ cấp, trong tháng 8, thanh khoản thị trường (đo bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị giao dịch và tổng số trái phiếu lưu hành) giảm nhẹ xuống còn 6%.
Trái phiếu do các ngân hàng và doanh nghiệp BĐS phát hành tiếp tục chiếm hơn 90% khối lượng giao dịch, với các giao dịch tập trung chủ yếu vào trái phiếu có kỳ hạn từ 1 đến 3 năm.
Lợi suất trung bình của trái phiếu ngân hàng có chất lượng tín dụng "Trên trung bình" trong tháng vẫn ổn định so với tháng trước, bất kể kỳ hạn giao dịch./.
Đánh giá về tình hình TPDN tháng 8, cụ thể là đối với lượng phát hành mới của các tổ chức phát hành (TCPH), ông Dương Đức Hiếu - Giám đốc, Chuyên gia phân tích cấp cao Khối xếp hạng và nghiên cứu tại VIS Rating cho biết, nhìn chung, thị trường TPDN tháng 8 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi lượng phát hành mới và giá trị trái phiếu chậm trả được hoàn lại tăng, trong khi trái phiếu rủi ro và chậm trả lần đầu giảm mạnh so với tháng trước. Tính đến cuối tháng 8, tổng lượng phát hành đạt 257.900 tỷ đồng, với 90% từ các ngân hàng thương mại, chủ yếu để bổ sung vốn và duy trì các chỉ số an toàn. Trong khi đó, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phi ngân hàng chững lại do các quy định chặt chẽ và khó khăn trong quản lý tài sản đảm bảo. Một số tổ chức phát hành vẫn đang đàm phán gia hạn trả nợ, trong khi nhiều tổ chức phát hành có tài chính yếu đã giảm tỷ lệ chậm thanh toán mới từ quý I/2024. Sự ấm lên của thị trường BĐS và môi trường lãi suất thấp cũng giúp cải thiện khả năng tái cấp vốn, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ chậm trả mới. |