Ngoài máu,ữngđườngnokhnglytruyềkqbd tbn2 dịch sinh dục, sữa của mẹ, HIV còn có trong các dịch cơ thể khác như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi,… của người nhiễm HIV, nhưng với nồng độ rất thấp, không đủ ngưỡng để gây lây nhiễm khi tiếp xúc với các loại dịch này. Do vậy, HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như: Bắt tay, động chạm, ôm hôn xã giao, ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi, cùng làm việc, cùng học tập, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao thông, dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng, muỗi và các côn trùng khác đốt. Khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường HIV bị tiêu diệt. HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70 độ, dung dịch cloramin 1%, nước javen 1%,… Do vậy, với các biện pháp tiệt trùng và khử trùng thông thường như ngâm quần áo, đồ vải có dính máu hoặc dịch tiết nhiễm HIV vào dung dịch xà phòng, hay các hóa chất cloramin 1%, nước javen 1% có thể tiêu diệt được HIV. Như vậy, chúng ta có thể sống chung, làm việc, học tập chung với người nhiễm HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV. Ngay cả khi chăm sóc người nhiễm HIV nếu chúng ta biết phòng ngừa (không tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể của người nhiễm) chúng ta cũng không thể bị lây nhiễm HIV. Theo Sổ tay Phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng của Cục Phòng, chống HIV/AIDS xuất bản năm 2017 |