当前位置:首页 > La liga

【kèo nhà cáu】Một dự án giúp thoát nghèo bền vững

Nhờ được mượn vốn từ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo,ộtdựngipthotnghobềnvữkèo nhà cáu nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã thực hiện mô hình sản xuất, chăn nuôi phù hợp, góp phần cải thiện kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững.

Được mượn vốn từ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, bà Khém đã thực hiện mô hình nuôi cá lóc.

Mỗi hộ tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo sẽ được mượn vốn trong 3 năm. Khi hết thời hạn 3 năm, phải hoàn trả vốn để tiếp tục cho các hộ khác mượn. Mô hình khơi gợi tinh thần vươn lên, quyết tâm của từng người dân, tránh tâm lý ỷ lại.

Trao “cần câu”

Trời tờ mờ sáng, ông Nguyễn Văn Đua, ở ấp 1, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, vừa đi thăm lưới về đến nhà. Cầm mấy tay lưới trên tay, ông Đua hồ hởi, bởi hôm nay kiếm được gần 2kg cá tạp các loại, để cho cá ăn. Bà Nguyễn Thị Khém, vợ ông Đua, cho biết: “Gia đình nuôi khoảng 4.500 con cá lóc đầu nhím, hiện cá nuôi được trên 2 tháng rồi, bình quân mỗi ngày, ngoài nguồn cá tạp, ốc bươu vàng kiếm được, gia đình tốn khoảng 2-3kg thức ăn. Tôi rất kỳ vọng mô hình này sẽ giúp gia đình thoát nghèo”.

Xét thấy ông bà chí thú làm ăn, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện, để gia đình mượn 15 triệu đồng từ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, để thực hiện mô hình, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống. Với số tiền này, bà đã mua cá lóc về thả nuôi. Theo bà Khém, gia đình không có đất canh tác, không có nghề nghiệp ổn định. Vì vậy, bà quyết định nuôi cá, vì chỉ cần thả nuôi trong vèo, với lại, hàng ngày chồng bà cũng có thể giăng lưới, cắm câu để kiếm thêm thức ăn cho cá lóc.

Ngoài xã Thuận Hòa, trong năm 2019 này 20 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, được mượn vốn từ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Là một trong những hộ mượn vốn, anh Lâm Văn Phát, ở ấp 7, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, cho biết: “Nhờ có dự án này gia đình đã nuôi lươn, đang vun đắp ước mơ sẽ thoát nghèo từ mô hình này”.

Gia đình không có đất canh tác, anh Phát đi làm thợ hồ để kiếm tiền lo cho vợ con, bình quân mỗi ngày cũng được khoảng 250.000 đồng. Với số tiền kiếm được, nào phải lo chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, rồi chuyện học hành của hai đứa con, nên dành dụm mãi chẳng đủ tiền để thực hiện mô hình chăn nuôi. “Tôi muốn làm thêm cái này, cái kia, nuôi con này, con nọ, để có thêm thu nhập, chứ chỉ dựa vào một mình tôi thì khó mà có thể thoát nghèo. Được hỗ trợ vốn thực hiện mô hình nuôi lươn, tôi mừng lắm. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi có thể vươn lên thoát nghèo”, anh Phát bày tỏ.

Thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, từ năm 2016 đến nay toàn tỉnh có 359 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn các xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh); xã Phương Bình, xã Bình Thành (huyện Phụng Hiệp); xã Vị Trung (huyện Vị Thủy)… được mượn vốn để thực hiện mô hình sản xuất, chăn nuôi, mua bán nhỏ phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình. Theo ông Trần Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Bình, năm 2018 xã được hỗ trợ 214 triệu đồng thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Có 16 hộ được mượn vốn để thực hiện mô hình chăn nuôi gà vườn. Qua rà soát, đến nay, có 6 hộ thoát nghèo bền vững.

Chọn mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn

Trong năm 2019, nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo có thêm nguồn vốn, thực hiện mô hình sản xuất, chăn nuôi phù hợp, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phân bổ nguồn vốn về 4 địa phương để thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, góp phần tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho người dân. Thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, người dân được hỗ trợ tiền vốn ban đầu để mua con giống chăn nuôi, sau 3 năm sẽ hoàn trả lại vốn, để chuyển giao cho hộ khác.

Đầu năm 2019, xã Thuận Hòa có 177 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,13%. Năm nay, địa phương phấn đấu giảm 94 hộ nghèo, kéo tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 4% đạt chỉ tiêu hộ nghèo theo chuẩn nông thôn mới. Theo ông Phạm Văn Ngân, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, đa số người dân địa phương sống bằng nghề nông, nhưng hầu hết những hộ nghèo thường thiếu vốn đầu tư. Khi được hưởng thụ nguồn vốn từ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, hầu hết các hộ ở xã đã thực hiện mô hình chăn nuôi. Để giúp bà con sử dụng vốn vay hiệu quả, địa phương đã chuyển giao khoa học kỹ thuật, cách phòng ngừa bệnh trong chăn nuôi, để người dân thu được hiệu quả cao trong quá trình chăn nuôi.

Thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, các địa phương đã lựa chọn hộ cho mượn vốn một cách công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong người dân. Theo ông Phan Văn Mưa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Long Mỹ, dự án đã được triển khai thực hiện với quy trình hỗ trợ chặt chẽ, có sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể địa phương, góp phần tác động đến nhận thức của người dân. Khi được mượn vốn, người dân đã chọn mô hình sản xuất, chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và thoát nghèo.

“Với mục tiêu tất cả vì người nghèo, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo động lực giúp hộ nghèo tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Qua thực tế kiểm tra cho thấy, trước khi mượn vốn, người dân đã có sự tính toán cụ thể như nuôi con gì, trồng cây gì, thực hiện mô hình nào. Khi có vốn, mọi người triển khai ngay và sử dụng đúng mục đích. Tới đây, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện dự án, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững”, ông Ngô Triều Phương, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết.

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

分享到: