Cách đây 1 năm,Đãđếnlúclộdiệtiso trực tuyến Bộ Tài chính thống kê được 747 DN trong tình trạng này. Sau khi liên tục nhận được cảnh báo, 233 DN trong số này đã tự nguyện đăng ký niêm yết. Như vậy, vẫn còn trên 500 DN vẫn đang "khoác áo tàng hình" vì thực tế Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có thông tin gì về số DN này. Với kế hoạch CPH DNNN cũng như thoái vốn nhà nước trong các DN sau CPH đang được rốt ráo thực hiện, số DN trong diện phải đăng ký niêm yết sẽ còn tiếp tục tăng, cũng có thể đồng nghĩa với việc số DN cố tình không niêm yết cũng tăng. Điều này sẽ mang lại hệ lụy rất lớn cả ở góc độ thị trường cũng như yêu cầu minh bạch khi quản lý phần vốn nhà nước trong các DN. Tất nhiên, khi chính thức lộ diện, các DN sau CPH có thể sẽ phải trải qua những "cú sốc" nhất định do chưa quen thực hiện các quy định về quản trị, công bố thông tin như công ty niêm yết. Nhưng, đó là điều cần thiết để nâng cao nhanh chóng hiệu quả quản trị trong DN sau CPH. Đó cũng chính là những bài học bổ ích để nâng cao quản trị DNNN theo chuẩn mực của quản trị hiện đại thể hiện trong các chỉ tiêu hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu chí đánh giá, xếp hạng DN mà đại diện chủ sở hữu nhà nước phân giao cho các DNNN theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh doanh theo quy luật thị trường, theo giá thị trường,... thay vì chỉ cần bảo toàn vốn nhà nước như trước. Đây cũng là con đường minh bạch nhất trong xác định giá phần vốn nhà nước tại DN sau CPH mà câu chuyện thoái vốn nhà nước với mức giá cao hơn sau khi niêm yết của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Tổng công ty CP bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)... vẫn còn nguyên giá trị. |