Báo cáo công bố hàng năm của Viện Tài nguyên thế giới cho thấy,ộckhủnghoảngnướcảnhhưởngtớinhânloạbảng xếp hạng aff hôm nay 25 quốc gia, chiếm 1/4 dân số toàn cầu, chịu áp lực về nước cực kỳ cao mỗi năm, trong đó Bahrain, Cộng hoà Síp, Kuwait, Lebanon và Oman là 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. “Tình trạng căng thẳng về nước cực kỳ cao” có nghĩa là các quốc gia đang sử dụng gần như toàn bộ lượng nước họ có, tức là ít nhất 80% nguồn cung cấp tái tạo được. Cuộc khủng hoảng nước ảnh hưởng tới 1/4 nhân loại. Ảnh minh hoa: KT Trên toàn cầu, nhu cầu về nước đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1960 và báo cáo dự đoán rằng nhu cầu sẽ tăng thêm 20% đến 25% vào năm 2050. Nhu cầu về nước gia tăng bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó có dân số ngày càng tăng và nhu cầu của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, cùng với chính sách sử dụng nước không bền vững, thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Báo cáo dự đoán, tại Trung Đông và Bắc Phi, những khu vực căng thẳng về nước nhất trên thế giới, với toàn bộ dân số sẽ sống trong tình trạng căng thẳng về nước cực kỳ cao vào giữa thế kỷ này. Ở Bắc Mỹ và châu Âu, dù nhu cầu về nước đã ổn định nhờ đầu tư vào các biện pháp sử dụng nước hiệu quả, song điều đó không đồng nghĩa với tất cả. Như tại Mỹ, 6 tiểu bang đang trải qua tình trạng căng thẳng về nước cực kỳ cao, trong đó có Arizona và New Mexico. Theo Chuyên gia khí hậu Johannes Cullmann, tài nguyên nước không phải là vấn đề của riêng bất kỳ quốc gia nào. Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng nếu tình trạng căng thẳng về nước trở nên trầm trọng hơn, gây khó khăn cho các quốc gia sản xuất một số mặt hàng nhất định. |