【cac tran dau dang dien ra】Bầu trời Hà Nội bị ô nhiễm bụi hô hấp từ lúc nào?
Vấn đề ô nhiễm bụi hô hấp
Trong mấy tuần nay,ầutrờiHàNộibịônhiễmbụihôhấptừlúcnàcac tran dau dang dien ra vấn đề ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được nhắc tới như là một tình huống đột xuất, khiến dân chúng lo lắng, chính quyền khá bị động trong cách xử lý. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý môi trường sau một thời gian cân nhắc đã lên tiếng, đưa ra giải thích, trấn an và cả cảnh báo. Một số người đặt vấn đề Hà Nội phải có một đề tài nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề thật bài bản.
Thật sự đây có phải là tình hình mới phát sinh không? Có phải chúng ta chưa có thông tin về những nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe một cộng đồng dân cư hàng chục triệu người ở những đô thị lớn nhất không?
Bụi mịn kích thước 2,5 micromet (PM2,5) và từ 2,5 đến 10 micromet (PM10) được phân loại và xếp hạng là những nguồn ô nhiễm không khí có kích thước đủ nhỏ để thâm nhập dễ dàng vào cơ quan hô hấp, gây các bệnh cấp và mãn tính, vì vậy nó còn được gọi là bụi hô hấp. Nó từ đâu đến và tại sao những tháng mùa thu Hà Nội đẹp trời lại là lúc dân chúng phải đón nhận một nguy cơ ngược với mong đợi như vậy?
Hà Nội được cảnh báo về ô nhiễm không khí
Những nghiên cứu sớm về bụi mịn tại Hà Nội
Quay lại 20 năm trước, một đề tài khoa học cấp nhà nước được thực hiện ở Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Hà Nội) trong năm 1998-1999 nghiên cứu “Ô nhiễm bụi hô hấp có phân biệt kích thước hạt trong môi trường khí đô thị và môi trường sản xuất”. Sau đó hai năm 2000 - 2001 Viện có thêm đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến ô nhiễm bụi hô hấp PM-10 trong quá trình công nghiệp hoá”.
Bằng những phương pháp lấy mẫu không khí ở tầng mặt đất (gồm cả trạm đặt tại đài khí tượng thuỷ văn Láng) qua các màng lọc chuẩn, người ta đã phân loại được hạt xôn-khí có kích thước bụi hô hấp. Các phép phân tích vật lý và hóa học tiếp theo tách được tất cả các thành phần độc hại của thứ bụi này. Hơn nữa, việc lấy mẫu theo thời gian trong mỗi mùa, mỗi năm và kéo dài liên tục đã cho thấy độ ô nhiễm xảy ra có quy luật lặp lại theo thời gian, mùa vụ trong nhiều năm.
Trong hình, trục tung là số liệu quan trắc tại trạm chuẩn gần mặt đất về độ ô nhiễm bụi PM2,5 tính bằng µg/m3 và trục hoành ghi diễn biến thời gian trong mỗi tháng liên tục hơn mười năm từ 1998 đến 2009.
Chúng ta thấy rõ ràng là các mùa trong năm có độ ô nhiễm bình quân dưới 40 µg/m3, nhưng riêng những tháng cuối năm tăng vọt đến trên 80 µg/m3, cận kề mức báo động có hại cho sức khỏe. Phân tích yếu tố thời tiết khí hậu, đó là những tháng trời ít mưa, đêm lạnh dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt, tức trên nóng dưới lạnh, ngăn cản bụi hô hấp bốc lên cao và không thể phát tán pha loãng. Chúng tích tụ trong nhiều ngày. Khi có điều kiện, hơi ẩm ngưng tụ trên các tâm bụi tạo ra một màn sương độc hại duy trì đến tận quá giữa trưa, khiến tầm nhìn xa bị giảm khi quan sát từ các tòa nhà cao tầng.
Xin đừng nhầm lẫn giữa bức màn trắng mờ này với màn sương sớm thơ mộng bay là là mặt hồ Tây ngày xưa hoặc trên triền núi chiều tà Tây Bắc! Cũng theo các nghiên cứu trên, bụi PM2,5 chủ yếu chứa các thành phần ammonium, sulphate, tro bay v.v. được đưa đến từ xa; ngoài ra có nhiều bụi vật liệu xây dựng, bụi từ phương tiện giao thông và do đốt rơm rạ.
Bụi PM10 cũng chứa nhiều xôn-khí ammonium và sulphate, nhưng có nguồn gốc đáng kể từ môi trường đất, một phần xôn-khí từ muối biển, tro bay từ xa và cả bụi tro từ đốt than tổ ong... Đề tài đã chỉ ra các nguồn phát gây ô nhiễm ngay tại Hà Nội là từ vật liệu xây dựng, khí thải xăng xe, đốt than tổ ong, đốt rơm rạ ... cùng với nguồn từ xa do các nhà máy điện than và công nghiệp khác dùng nhiên liệu hoá thạch, bụi đất mịn và xôn-khí biển ...
Phải làm gì đây?
Như vậy ý kiến giải thích của cơ quan chức năng quản lý bảo vệ môi trường trong những ngày gần đây cũng không có điều gì quá mới lạ so với kết quả nghiên cứu 10 năm trước, nhưng dường như các nghiên cứu 20 năm trước không được nhắc đến. Mặt khác Hà Nội đang đề xuất các nhà khoa học ở Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam khẩn trương lập đề tài nghiên cứu đánh giá sâu về tình hình ô nhiễm tương tự và đề xuất biện pháp khắc phục.
Vậy báo cáo khoa học đã được Hội đồng nghiệm thu gần 20 năm trước nay đang ở đâu? Ai đang “cất chúng vào ngăn kéo” như chúng ta từng nghe dư luận phê bình các nhà khoa học, khi cho rằng họ chỉ nghiên cứu những vấn đề qúa xa vời mà có rất ít tác dụng cho thực tiễn cuộc sống! Trong trường hợp này chắc không phải vậy: các nhà khoa học đã công bố số liệu đầy đủ, chỉ có người đáng lẽ cần sử dụng kết quả thì dường như để quá lâu không dùng và nay đã không biết đến nó nữa.
Thật ra chúng ta không phản đối việc triển khai những đề tài mới tương tự, bởi các số liệu khoa học luôn cần tiếp tục cập nhật và kiểm định theo thời gian. Tuy nhiên, chúng phải có tính kế thừa để làm cho tốt hơn, giàu ý nghĩa hơn. Nếu không như vậy thì sẽ lặp lại những việc cũ vừa khó khăn, tốn nhiều thì giờ, ngân sách và đó sẽ là sự lãng phí thực sự. Hơn nữa, một nguyên tắc đạo đức khoa học là phải tôn trọng những tác giả đi tiên phong.
Vì vậy trước khi đề xuất những đề tài mới, phải chăng chúng ta hãy cố gắng tham khảo và kế thừa những gì đã từng có để áp dụng ngay, để khoa học có ích sớm hơn cho cuộc sống? Mà “cuộc sống” trong vấn đề ô nhiễm không khí đề cập ở trên lại rất cụ thể đúng theo nghĩa đen, nó là nỗi băn khoăn lo lắng, là đòi hỏi bức thiết được bảo vệ sức khoẻ của hàng chục triệu dân cư Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang hứng chịu ô nhiễm bụi hô hấp trong mùa nghịch nhiệt tháng 9 tháng 10 vừa qua.
Võ Văn Thuận
Bụi mịn có thể đi vào máu, làm tăng ung thư, giảm tuổi thọ
- Bụi PM2.5 có kích cỡ bằng 1/30 sợi tóc, có khả năng thẩm thấu, di chuyển, hấp thụ vào trong máu và làm giảm tuổi thọ.
-
Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’Bất động sản công nghiệp, logistics châu ÁĐa trung tâmVốn vẫn chảy mạnh vào bất động sảnThời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngàyCư dân chung cư bạc mặt chờ sổ hồngCơ hội xuống tiền đầu tư bất động sản thời CovidNewstarLand nhận “cú đúp” giải thưởng tại ngày hội môi giới bất động sản Việt Nam 2021Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơiQuảng Nam đầu tư hơn 46 nghìn tỷ cho Chương trình phát triển nhà ở
下一篇:Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·Tiền vẫn rẽ vào bất động sản
- ·Chữ nhân”
- ·Ùn tắc giao thông trên đường Mỹ Phước
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi
- ·Kẹt xe trên quốc lộ 13
- ·Xả thân trong lửa
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Bất động sản chưa có biểu hiện “đóng băng” hay “phát triển nóng”
- ·Giải mã sản phẩm BĐS đang hấp lực mạnh nhà đầu tư
- ·Second home
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·BĐS Tây Hà Nội “tăng nhiệt” với shophouse 2 mặt tiền Him Lam Vạn Phúc
- ·“Trảm” cao su, khai thác đất
- ·Tiền vẫn rẽ vào bất động sản
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Va chạm ô tô, một người tử vong
- ·“Ông lớn” địa ốc miệt mài gom quỹ đất
- ·Khắc phục sạt lở taluy trên tuyến kênh Ba Bò
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Thời hạn tạm giam để điều tra
- ·Nâng chất bữa ăn học đường năm học mới – Bài 1
- ·Hộp thư bạn đọc
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Mùa bội thu của bất động sản công nghiệp
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Đô thị hóa nhăm nhe “xóa sổ” biệt thự cổ
- ·Bất động sản TP.HCM: Nhà giá rẻ đã tuyệt chủng
- ·Hỏi đáp chính sách người có công
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Sức nóng bất động sản công nghiệp dịu bớt
- ·Dọn ổ đón đại bàng, Thanh Hoá đón dòng vốn đầu tư lớn
- ·Tội cướp giật tài sản
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Phân khúc bất động sản công nghiệp: Khan hiếm nguồn cung, giá leo thang