发布时间:2025-01-24 23:24:09 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Bộ Tài chính đang kiến nghị xây dựng Luật thuế Tài sản,ựánLuậtThuếTàisảnKhônglàmgiảmcơhộimuanhàcủangườicóthunhậptrungbìnhvàthấbenfica vs boavista với đề xuất đánh thuế đối với đất và nhà ở. Theo quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, doanh nghiệp, cá nhân chỉ được cấp quyền sử dụng đất chứ không cấp quyền tài sản. Theo ông, việc đánh thuế tài sản với đất, nhà ở liệu có hợp lý?
- Bản chất của việc đánh thuế tài sản đối với đất ở Việt Nam là đánh vào quyền sử dụng đất. Người có quyền sử dụng đất tuy không phải là chủ sở hữu đất nhưng được thực hiện phần lớn các quyền của chủ sở hữu (như: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng) và khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật thì được bồi thường. Như vậy, tuy chỉ có quyền sử dụng đất nhưng người dân được hưởng các lợi ích từ đất như chủ sở hữu đất. Vì lẽ đó, coi quyền sử dụng đất là tài sản và đánh thuế tài sản là hợp lý.
Hiện có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh tác động của thuế tài sản đối với những vấn đề như: Ngân sách, xã hội, sự công bằng bình đẳng… Vậy theo ông, những tác động chính mà thuế tài sản sẽ mang lại là như thế nào?
- Đánh thuế tài sản có nhiều tác động. Cụ thể:
Thứ nhất, góp phần đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc điều tiết vào thu nhập của người có thu nhập cao trong xã hội, bởi lẽ những người có thu nhập cao thì thường sở hữu quyền sử dụng đất và nhà ở giá trị cao.
Thứ hai, thực hiện điều tiết thu nhập các khoản thu nhập ngầm, thu nhập chưa kê khai tính thuế thu nhập cá nhân. Các cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả thu nhập hợp pháp và không hợp pháp, có nhiều kênh cất trữ tài sản, trong đó có bất động sản. Với các khoản thu nhập chưa thể kiểm soát để đánh thuế thu nhập cá nhân hoặc chưa có cơ sở pháp lý là thu nhập bất hợp pháp thì việc đánh thuế nhà giúp điều tiết các khoản thu nhập này.
Thứ ba, việc đánh thuế đối với nhà ở sẽ thúc đẩy chủ sở hữu sử dụng nhà một cách hiệu quả nhất để có nguồn thu nhập nộp thuế hoặc thúc đẩy các cá nhân tính toán kênh đầu tư phù hợp thay vì chỉ tập trung vào đầu cơ bất động sản. Như vậy, đưa nhà vào diện chịu thuế sẽ góp phần làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản, hạn chế đầu cơ bất động sản, thúc đẩy việc đưa các nguồn vốn vào sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư, thuế tài sản góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để Nhà nước thực hiện đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Theo ước tính thì số thuế tài sản thu được theo Dự án luật có thể được khoảng 30.000 tỷ đồng. Đây là con số đáng kể giúp Nhà nước có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Hiện câu chuyện về cách tính thuế vẫn còn nhiều tranh cãi. Ông đánh giá như thế nào về cách tính thuế tài sản theo đề xuất của Bộ Tài chính?
- Thuế tài sản đối với bất động sản theo Dự án luật bao gồm hai phần: Đất và nhà. Đối với phần giá trị nhà, Dự án luật có cách tính giá trị theo suất đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành. Đây là phương án phù hợp và khả thi vì trên thực tế các hộ gia đình thường không có đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh giá trị xây dựng, trong khi đó, khi ban hành suất đầu tư xây dựng nhà thì Bộ Xây dựng khảo sát thực tế để xác định giá trung bình của thị trường.
Nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng rằng, với ngưỡng đánh thuế của Bộ Tài chính là trên 700 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng, điều này sẽ làm giảm cơ hội mua nhà của người thu nhập trung bình và thấp trong xã hội? Nhận định của ông về vấn đề này như thế nào?
- Việc đánh thuế tài sản không hề làm giảm cơ hội mua nhà của người có thu nhập trung bình và thấp trong xã hội vì giá nhà mà người có thu nhập thấp được mua thực chất bao gồm giá quyền sử dụng đất và giá nhà, chứ không chỉ là giá nhà. Giá đất được tính theo giá cho UBND tỉnh quy định. Giá nhà được tính theo suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng quy định. Nhà ở dành cho người có thu nhập thấp thường có diện tích từ 50 đến 70 m2 và cao từ 5 đến 10 tầng. Suất vốn đầu tư xây dựng cho nhà chung cư từ 5 đến 7 tầng là 8.060.000 đồng/m2; từ trên 7 đến 10 tầng là 8.300.000 đồng/m2. Giả sử một căn hộ cho người có thu nhập thấp với diện tích rộng 70 m2 trong căn chung cư 10 tầng thì giá trị nhà làm căn cứ xác định thuế tài sản chỉ là 581.000.000 đồng, mặc dù giá căn nhà này có thể được bán từ 900 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. Điều này cho thấy, người có thu nhập thấp không thuộc diện phải nộp thuế đối với nhà ở. Với suất đầu tư trung bình 7 triệu đồng/m2 và một hộ gia đình ở trung bình 100 m2 theo mức phấn đấu của Chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2030 thì ngưỡng giá trị không đánh thuế khoảng từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng là không đánh vào nhà ở của người có thu nhập từ trung bình trở xuống.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện có 174/193 nước thực hiện thu thuế tài sản với nhiều tên gọi khác nhau, chiếm tới 3-4% GDP, thậm chí có nước lên tới 8% GDP. Việc áp dụng việc thu thuế tài sản như các quốc gia khác có hợp lý? Kinh nghiệm nào nước ta có thể áp dụng được thưa ông?
- Con số thống kê đó bản thân nó đã nói lên nhiều điều.
Thứ nhất, khi đã được phần lớn các nước chấp nhận thì chắc chắn nó phải có hạt nhân hợp lý, nói như Anghen là “cái gì hợp lý thì tồn tại”.
Thứ hai, đã chấp nhận sự tồn tại của Nhà nước thì phải chấp nhận nộp thuế để Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và thuế tài sản là một trong những nguồn thu của ngân sách nhà nước với nhiều ưu điểm: Đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.
Thứ ba, cũng như nhiều sự lựa chọn khác, lựa chọn đánh thuế tài sản cũng có những nhược điểm nhất định nhưng đánh thuế tài sản có nhiều ưu điểm hơn nên được nhiều quốc gia lựa chọn. Về cơ bản những kinh nghiệm hay của các nước đã được Ban soạn thảo chọn lọc, tiếp thu và thể hiện trong Dự án luật như: Xác định đối tượng chịu thuế, xác định ngưỡng đánh thuế và thuế suất.
Xin cảm ơn ông!
相关文章
随便看看