发布时间:2025-01-10 20:26:18 来源:88Point 作者:World Cup
Hậu quả của việc để bác sĩ "dỏm" tung hoành là bệnh nhân tiền mất tật mang,dởmkết quả club america như trường hợp chị Nguyễn Thị Lan (28 tuổi, Bình Phước) mổ trĩ ở Phòng khám Huê Hạ, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào chiều tối 19/7, do chảy máu không cầm; trong khi mổ trĩ là một kỹ thuật rất ư đơn giản.
Thuốc dỏm
Bác sĩ Trương Thìn - Chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu TP.HCM, cho biết các bác sĩ Trung Quốc qua Việt Nam có nhiều đường, nhưng con đường chính thống và đúng đắn là được phép của Bộ Y tế. Họ phải cung cấp các văn bản, chứng chỉ, bằng cấp liên quan, sau đó Bộ Y tế sẽ xác minh tính chân thật ở đại sứ quán. Nhưng con đường này thì khó...
Đã “lọt” được vào Việt Nam, dù chính thống hay “lậu” thì chiêu thức thường thấy là: một số người không thuộc Hội Đông Y TP.HCM đến thành phố mở phòng khám rồi mời các thầy thuốc Trung Quốc chưa được phép, thậm chí không phải bác sĩ, vào đây hoạt động.
Cẩn trọng với phòng khám ngoại có bác sĩ người Trung Quốc |
Những phòng khám này thường chỉ cho phép Đông y nhưng làm luôn Tây y. Đây là một tệ nạn giống như buôn lậu.
“Mục tiêu của các phòng khám này là lợi nhuận. Họ đầu tư và quảng cáo một cách lố bịch. Họ dùng cả uy tín của Trung y để câu khách và lấy tiền một cách quá đáng. Hậu quả là thầy thật thì ít mà thầy giả thì nhiều, dẫn đến những tai biến không lường được”, bác sĩ Trương Thìn nói.
Lương y Phạm Văn Cận - Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Phú Nhuận, cho rằng các bác sĩ Trung Quốc vào Việt Nam, một số qua đường ngành y tế, trong đó có các bác sĩ "dỏm" dùng bằng bác sĩ thật, tráo ảnh, chứng minh thư.
Không tự nhiên họ làm được, họ hành nghề có giấy tờ, giấy phép nhưng giấy nào giả, giấy nào thật thì chỉ cơ quan chức năng mới biết.
Ngoài đường chính thống, con đường nào họ vào cũng được: du lịch, đi chơi… nhưng vào đường nào cũng phải có đường dây mối mang, phải có “cò” mới được. Nghĩa là “cò” sang Trung Quốc bắt mối, cho tiền và dụ dỗ kéo bác sĩ về Việt Nam.
Có hình thức là người Việt cho thuê nhà, đứng tên phòng khám còn người Trung Quốc mua cả phòng khám. Người đứng tên thì ra trước ngồi uống nước, canh các cơ quan chức năng, còn bên trong "bác sĩ" Trung Quốc tung hoành.
Khi đoàn kiểm tra đến, người đứng tên chạy vô ngồi vào bàn khám, người Trung Quốc thì khai là bệnh nhân. Khi đoàn kiểm tra đi, "bác sĩ" Trung Quốc lại hoạt động. Theo lương y Lê Văn Chánh - Phó Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam, đây là chiêu thức “đập lột” bệnh nhân, tức là chụp giựt lấy tiền, nếu có vấn đề xảy ra thì họ chạy mất.
“Hội viên của tôi mà chơi với phòng khám Trung Quốc là chết với tôi ngay, nhưng những người này thì họ không vào Hội Đông y", lương y Phạm Văn Cận nói.
Các lương y Việt Nam cho rằng, "bác sĩ" Trung Quốc “chui” vào được thì phải có bảo kê và dùng tiền. Bộ Y tế duyệt quảng cáo trơ trẽn, cho họ nói linh tinh như “sơn đông mãi võ”.
Thầy "dỏm"
Lương y Phạm Văn Cận cho rằng, toàn bộ thầy thuốc Trung Quốc qua đây là do không cạnh tranh nổi với các bác sĩ giỏi ở nước họ. Còn theo bác sĩ Trương Thìn, những thầy thuốc giỏi thường đi qua các nước tiên tiến, ở đó họ được chào đón và đời sống kinh tế khá cao.
ông Nguyễn Hoàng Sơn - Phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, cả nước có 41 thầy thuốc Trung Quốc được cấp chứng chỉ hành nghề, trong đó TP.HCM nhiều nhất với 11 người hành nghề ở 7 cơ sở, Hà Nội có 7 người hành nghề ở 5 cơ sở. Thanh tra phát hiện nhiều người nước ngoài hành nghề không phép, cơ sở không niêm yết giá hoặc thu tiền khám chữa bệnh cao hơn giá niêm yết. Một số phòng khám có bác sĩ Trung Quốc bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không đảm bảo chất lượng, quảng cáo không đúng khả năng chuyên môn, không đúng nội dung đã được ngành y tế phê duyệt, đơn thuốc không được dịch ra tiếng Việt… Bộ Y tế sẽ tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở và cá nhân vi phạm, đồng thời siết chặt việc cấp phép hành nghề cho các thầy thuốc nước ngoài. (Nguồn: TNO) |
Người giỏi thì ở đâu cũng sống được. Những người đã có chỗ đứng ở đất nước họ thường chẳng đi đâu cả. Những thầy thuốc qua đây là loại thường thôi!
“Những người Trung Quốc qua đây chắc chắn tay nghề không tốt. Nếu như trong nước, họ quen với phong tục tập quán, tay nghề giỏi, công việc tốt thì sẽ không đi đâu hết. Như tôi chẳng hạn, mặc dù Đài Loan mời qua đó làm việc nhưng tôi không đi”, lương y Trần Nam Hoàn - Phó Chủ tịch Hội Đông y Tân Bình, cho biết.
Theo lương y Lê Văn Chánh, bác sĩ Trung Quốc qua Việt Nam không có trình độ, không biết phản ứng thuốc, sốc phản vệ như thế nào. Có bao giờ bệnh nhân vào truyền dịch mà truyền một cách vô tội vạ, không kiểm tra bệnh nhân dư đường hay muối gì cả. Như bệnh nhân ở Phòng khám Maria (Hà Nội), vào dịch một ngày 4-5 chai rồi chết luôn.
Đó là thầy thuốc, còn thuốc thang của người Trung Quốc thì sao? Theo lương y Phạm Văn Cận, bài thuốc của Trung Quốc cũng giống như ta nhưng họ lấy giá gấp 10 lần ta và thầy thuốc qua đây thì kém ta nhiều.
“Thuốc của họ cũng thường thôi. Đông trùng hạ thảo đúng là vàng, nhân sâm là rất quý nhưng họ rút hết tinh chất đi rồi thì còn gì là vàng, là quý giá nữa. Có những bệnh nhân bị đau khớp, họ pha corticoid vào thuốc Bắc cho uống để giảm đau nhanh nhằm lôi kéo bệnh nhân, nhưng làm tay chân, mặt mũi phù lên”, bác sĩ Trương Thìn phân tích.
Theo PLTP
相关文章
随便看看