会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【roma vs inter】Chính phủ đề xuất tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu và chưa bãi bỏ hệ số lương!

【roma vs inter】Chính phủ đề xuất tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu và chưa bãi bỏ hệ số lương

时间:2025-01-10 21:10:51 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:358次
Thị trường đã thích ứng,ínhphủđềxuấttănglươngcơsởlươnghưuvàchưabãibỏhệsốlươroma vs inter để tăng lương nhưng không tăng giá Tránh “tăng lương, tăng giá”, phải đẩy mạnh truyền thông giúp ổn định tâm lý Từ 1/7, tiền lương bình quân của cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%
Chính phủ đề xuất tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu và chưa bãi bỏ hệ số lương
Quang cảnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 25/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Hướng dẫn rõ 5 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong quá trình triển khai, xây dựng 6 nội dung cụ thể về cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Trung ương khóa XII, nhất là việc xây dựng các bảng lương cùng các chế độ phụ cấp, Chính phủ nhận thấy phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập.

5 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương gồm: Từ nguồn tăng thu và nguồn dư của địa phương đã bố trí cho cải cách tiền lương các năm trước chuyển sang; từ nguồn ngân sách Trung ương; từ một phần nguồn thu sự nghiệp; từ 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên; từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế.

Đối với khu vực công, Chính phủ báo cáo Quốc hội 4/6 nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW đã rõ, đủ điều kiện thực hiện.

Một là hoàn thiện chế độ nâng lương. Hai là bổ sung chế độ tiền thưởng từ ngày 1/7/2024 (bằng 10% quỹ lương cơ bản) gắn với đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc, tạo được động lực làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Ba là quy định và hướng dẫn rõ 5 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương. Bốn là hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.

Đối với 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết gồm các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương) và cơ cấu lại và sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới.

Với 2 nội dung này, theo Bộ trưởng, do phát sinh nhiều bất cập, nên cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện từng bước, thận trọng; đồng thời phải xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ nhiều quy định hiện hành liên quan đến mức lương cơ sở.

Vì thế, trong thời gian chưa đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương, Chính phủ đề xuất, từ 1/7/2024, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%).

Đồng thời cho nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang và của cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành mà trong quá trình thực hiện phát sinh bất hợp lý. Chính phủ đề nghị thực hiện bảo lưu tiền lương và thu nhập đối với các cơ quan, đơn vị hiện đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.

Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 1/7/2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6/2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 1/7/2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.

Ngoài ra, Chính phủ đề nghị điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, đồng thời đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Đối với khu vực doanh nghiệp, Chính phủ cho biết thực hiện đầy đủ theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW, gồm 2 nội dung: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng 6% từ ngày 1/7/2024); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).

Cùng với đó là tăng trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp. Đồng thời tăng trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).

Chính phủ cũng đề nghị sớm báo cáo Ban Chấp hành Trung ương về việc mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.

Bảo đảm nguồn lực thực hiện ổn định, lâu dài

Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội thống nhất với quan điểm cần thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình phù hợp, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và các nội dung khác đã nêu.

Về thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, Ủy ban Xã hội thấy rằng, đây là mức tăng đáng ghi nhận trong quá trình điều chỉnh tiền lương, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc.

Tuy nhiên, cùng với việc tăng lương cơ sở, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ quan tâm các giải pháp bảo đảm nguồn lực thực hiện ổn định, lâu dài và có hiệu quả chính sách; tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý giá và các giải pháp kiềm chế lạm phát khác, bảo đảm chỉ tiêu tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 và cả giai đoạn 2021-2026 mà Quốc hội giao.

Cùng với đó phải đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang giá dịch vụ sự nghiệp công; cần có cơ chế cấp bù ngân sách khi giá dịch vụ công thiết yếu chưa kịp điều chỉnh so với mức lương mới để các đơn vị thực hiện tự chủ chi thường xuyên cân đối được thu - chi và có tích luỹ; bảo đảm quyền tự chủ thực chất khi thực hiện tự chủ tài chính.

“Do việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội là vấn đề lớn, quan trọng, có tác động sâu sắc trong toàn xã hội, Chính phủ cần tăng cường công tác truyền thông để người có công, người hưởng lương hưu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân hiểu đúng về chính sách và tạo sự đồng thuận xã hội khi tổ chức thực hiện”, báo cáo thẩm tra nhấn mạnh.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
  • Thu nhập của người dân đã tăng trở lại
  • FLC lên tiếng sau khi bị hủy niêm yết, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại
  • Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân
  • Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
  • CEO Mark Zuckerberg sẽ tiếp tục cắt giảm 10.000 nhân sự Meta trong năm nay
  • 55 năm ASEAN
  • Top 10 phần thi áo tắm ấn tượng nhất tại Miss Grand International 2019
推荐内容
  • Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
  • Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ 8
  • Cầu thị không chỉ là lắng nghe
  • Bản sao của thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 với sao Việt
  • Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
  • Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất để các doanh nghiệp ASEAN hợp tác đầu tư