当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia qatar】5 đột phá để có đồ thị tăng trưởng hình chữ V

【bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia qatar】5 đột phá để có đồ thị tăng trưởng hình chữ V

2025-01-10 07:53:14 [La liga] 来源:88Point
5 dot pha de co do thi tang truong hinh chu vThủ tướng: TP.HCM phải trở lại vị thế cực tăng trưởng đầu tàu kinh tế
5 dot pha de co do thi tang truong hinh chu vWB: Kinh tế Việt Nam có thể khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng cách li
5 dot pha de co do thi tang truong hinh chu vHạn chế giao thương với Trung Quốc có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 0,độtpháđểcóđồthịtăngtrưởnghìnhchữbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia qatar6-0,8%
5 dot pha de co do thi tang truong hinh chu v
Xuất khẩu sẽ là điểm nhấn tạo sức bật cho kinh tế 2020. Ảnh: Internet.

5 mũi tiến công trên mặt trận phục hồi nền kinh tế

Một thông điệp lớn đã được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh trong suốt thời gian qua là khi lệnh giãn cách được nới lỏng, dịch bệnh đã đi qua thì nền kinh tế đã đến lúc sẵn sàng để bung ra sau một thời gian dài như chiếc lò xo bị nén lại. Ngay tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp vừa được tổ chức, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần tập trung cao độ để khởi động lại nền kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP trên 5%, đồng thời phải kiểm soát lạm phát dưới 4%, kinh tế Việt Nam phải phát triển hình chữ V chứ không phải là chữ U, càng không thể là chữ W.

Để làm được điều đó, 5 đột phá lớn phải được chú trọng, gồm: Thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, trước hết là đầu tư tư nhân; Thu hút FDI; Đẩy mạnh xuất khẩu; Thúc đẩy đầu tư công; Khuyến khích tiêu dùng nội địa với số dân gần 100 triệu người.

Tuy nhiên, thực tế là đầu tư tư nhân, điểm đột phá đầu tiên trong mệnh lệnh tái khởi động nền kinh tế lại là khu vực đang gặp rất nhiều khó khăn.

Sau hai tháng ngấm đòn Covid-19, 22.700 DN đã phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm trước. Được biết, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm nay từ khu vực kinh tế tư nhân là hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Giải pháp nào để huy động vốn đầu tư từ khu vực này trong thời gian tới là nội dung trọng tâm và cũng là thách thức lớn trong bối cảnh nhiều DN đang cố gắng cầm cự.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam đề nghị Chính phủ đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thu hút nguồn lực nhàn rỗi ngắn hạn và dài hạn trong dân và DN.

“Một là Chính phủ nên thông qua hình thức phát hành trái phiếu nhiều hơn nữa liên quan tới các dự án đầu tư công để huy động ngoại tệ và các tài sản quý như vàng bạc, đá quý. Thứ hai, cần sớm ban hành cơ chế thí điểm có giám sát cho các hoạt động fintech, trong đó có hoạt động cho vay ngang hàng”, ông Nguyễn Văn Thân nói.

Cùng với thu hút đầu tư tư nhân, việc đẩy mạnh đầu tư công là cứu cánh cho nền kinh tế trong năm 2020, đồng thời cũng là cơ hội để các DN tư nhân được tham gia đê tăng doanh thu. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, chỉ riêng khoản đầu tư công cho các dự án cơ sở hạ tầng đã có trong kế hoạch với số “tiền tươi, thóc thật” đang nằm ở “trong túi” của các bộ ngành và địa phương đã là trên 30 tỷ đô la Mỹ.

“Nếu tháo gỡ được thủ tục, giải ngân nhanh được trong năm nay có thể tạo ra một cú hích quan trọng cho nền kinh tế. Phát huy vai trò của thể chế, bảo đảm huy động được tổng lực các nguồn vốn xã hội theo cách thúc đẩy đầu tư công để nguồn vốn này cùng cộng hưởng với đầu tư tư nhân, đầu tư FDI thì không có lí do gì chúng ta không thể đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trên 5% trong năm nay”, ông Vũ Tiến Lộc nói.

Xuất khẩu - điểm nhấn tạo sức bật cho kinh tế

Cùng với việc khống chế thành công dịch Covid-19, vị thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư đang ngày càng tăng cao. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam tăng lên trong thời gian tới.

Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) cho biết: “Cộng đồng DN FDI đánh giá cao việc Việt Nam luôn cải cách, cải thiện môi trường đầu tư. Đặc biệt, Việt Nam đã làm rất tốt biện pháp phòng chống dịch Covid-19, cộng đồng DN rất ngưỡng mộ. Cả hai điều đó góp phần củng cố niềm tin của cộng đồng các DN Hàn Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam, một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn”, ông Hong Sun chia sẻ.

Đồng thời, theo ông Hong Sun, các DN Hàn Quốc sẽ cùng DN Việt Nam tạo mối liên kết mạnh mẽ để xây dựng chuỗi cung ứng mới trong bối cảnh Covid-19. “Việt Nam là một đất nước có nhiều nguồn tài nguyên quý giá, với nguồn lương thực và ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất phát triển. Với nguồn lực tiềm tàng như vậy, đây chính là lúc Việt Nam vươn ra ngoài thị trường toàn thế giới. Và chắc chắn Hàn Quốc sẽ đồng hành cùng Việt Nam hồi phục nền kinh tế, phát triển trong tương lai”, Phó chủ tịch Kocham cho hay.

Nhắc tới giải pháp trung và dài hạn đối với thị trường nội địa, nhiều ý kiến nhấn mạnh DN hiện vẫn gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, đồng thời đề xuất nên tiếp tục phát động phong trào Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam để tiếp sức cho DN Việt.

Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, coi đây là nền tảng quan trọng để tạo thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển kinh tế năm 2020.

Theo đó, cần khơi thông thị trường thông qua thương mại điện tử và hạ tầng thương mại. "Tới đây sẽ rà soát cùng địa phương để tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thương mại, tạo kích cầu lớn hơn, tạo động lực lớn hơn cho tăng trưởng phục vụ phát triển thị trường trong nước; có gói kích cầu tập trung cho một số ngành hàng có nhu cầu và tiềm năng phát triển…", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2020 tới đây, thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với cộng đồng DN và các tỉnh thành phố kết nối cung cầu, tổ chức tháng khuyến mại nhằm kích thích tiêu dùng nội địa, đồng thời kích cầu du lịch nội địa.

Về giải pháp thúc đẩy thị trường nội địa cho DN, đại diện Hiệp hội gỗ và lâm sản đề xuất Chính phủ cần có chính sách thúc đẩy liên kết chuỗi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đồ gỗ và trang trí nội thất trong nước.

Về phát triển thị trường XK, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, thị trường ngoài nước cũng được đặc biệt quan tâm trọng điểm trong nửa cuối năm 2020, như là một điểm nhấn tạo nên sức bật cho kinh tế của Việt Nam và cho thương mại.

"Thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Đông Bắc Á, ASEAN… sẽ là những thị trường trọng điểm, cần có những khung khổ tổng thể để thực hiện phát triển nửa cuối năm 2020. Bộ Công Thương đang xây dựng các đề án cụ thể phát triển cho từng khu vực, thị trường, ngành hàng ngay khi Covid-19 được kiểm soát và khống chế thành công trên toàn thế giới", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读