【real betis vs athletic bilbao】Ðám giỗ mùa dịch
(CMO) Đám giỗ (hay còn gọi là đám cúng cơm) là nét đẹp trong đời sống văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Ðây là dịp để con cháu tưởng nhớ về tổ tiên, ông bà, bày tỏ lòng thành kính, hiếu đạo với người đã khuất; cũng là dịp để người trong họ hàng sum họp, thắt chặt tình nghĩa với nhau.
Nhưng trong mùa dịch Covid-19, lo đám giỗ sao cho đơn giản, không linh đình rình rang, không rượu bia, hát hò, cũng là cách đảm bảo an toàn sức khoẻ và giữ đạo hiếu với tổ tiên, người đã mất.
Theo truyền thống của dòng họ, cha tôi là con trai út nên là người giữ hương hoả, lo việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Vì vậy, nhà tôi mỗi năm đều có tới 4 cái đám giỗ, gồm cúng ông, bà cố và ông, bà nội.
Mỗi lần có giỗ, mẹ tôi phải lo chuẩn bị trước cả tuần lễ, nào là mời cô, bác dòng họ và hàng xóm đến cúng giỗ; chọn thực đơn, rồi tính toán số lượng để đi mua sắm nguyên liệu dần dần, làm sao để đám giỗ được chu toàn, vui vẻ nhất. Trước đám giỗ một ngày, cô bác, con cháu, hàng xóm gần nhà đến phụ nạo dừa, gói bánh. Vào ngày đám chính, con cháu ở gần, ở xa đều tụ họp về, mang bánh trái dâng lên tổ tiên, ông bà. Bà con trong xóm đến góp mặt để phụ giúp. Vì vậy, hàng năm, mỗi lần nhà tôi có giỗ là không bao giờ dưới 50 người. Con cháu khắp nơi cùng về tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Bạn bè, xóm giềng thân thiết được mời đến như cách gia đình trả nghĩa.
Nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, đã 2 lần làm đám giỗ, cha mẹ tôi chỉ làm đủ mâm cúng và có đại diện gia đình của 4 cô, bác là anh em ruột của cha tôi tề tựu trong ngày này. Trước khi ra đường, ai cũng đeo khẩu trang, xịt rửa tay sát khuẩn cho an toàn. Sáng sớm, cô bác đến, mỗi người phụ một tay và mẹ tôi đã chuẩn bị sẵn nguyên liệu trước đó một ngày nên mâm cơm cúng cũng gọn gàng và đầy đủ các món, như thịt kho tàu, lẩu giò heo, khổ qua xào thịt bò, gỏi cuốn. Mâm cúng được dọn lên, con cháu thắp nén nhang tỏ lòng thành kính, khấn vái ông bà tổ tiên phù hộ mọi điều tốt đẹp, may mắn cho gia đình. Cúng xong mấy anh chị em ngồi lại với nhau ăn bữa cơm, uống miếng nước, tâm sự, bàn bạc chuyện làm ăn, học hành của con cái.
Mâm cơm mặn với đầy đủ các món cúng tổ tiên, ông bà trong ngày giỗ. |
Nói về chuyện đám tiệc thì cô bác ở quê tôi thường hay nói: “Tiền đi đám tiệc còn nhiều hơn tiền ăn hàng tháng. Vì thân, quý nên người ta mới mời, mà không lẽ mình không dự. Ði cho có tình, có nghĩa. Nào là đám cưới, đám gả, đám giỗ, đám ma, đầy tháng, thôi nôi, tân gia, sinh nhật..., hàng chục đám mỗi tháng và chỉ có tăng chứ không giảm”.
Nhưng từ khi dịch bệnh bùng phát, thực hiện giãn cách, số lần cha mẹ tôi đi đám, tiệc giảm hẳn. Nhiều gia đình đã dời ngày tổ chức lễ cưới, hỏi; tiệc tân gia, sinh nhật cũng hạn chế hẳn. Tuy nhiên, theo truyền thống thì có những đám tiệc không huỷ được, như đám giỗ, đầy tháng, thôi nôi... hay có người quen mất, thì cha mẹ tôi gởi phúng điếu chứ cũng hạn chế đến dự.
Kết thúc ngày đám giỗ chỉ trong buổi sáng, mọi người hỏi han nhau rồi cô bác tôi ai về nhà nấy, chứ không còn nhậu nhẹt, hát hò đến xế chiều như lúc trước nữa. Những ngày bình thường thì cô bác và cha mẹ tôi thường xuyên liên lạc bằng cách gọi điện hỏi han nhau, rồi bảo nhau rằng “Giờ đang dịch, ai ở nhà nấy, an toàn là trên hết”.
Mỗi người, mỗi gia đình có suy nghĩ và cách để tổ chức đám tiệc trong hoàn cảnh và tình hình hiện tại. Dù có giảm không khí đông vui nhưng vẫn đủ đầy, đầm ấm. Mỗi sự thay đổi có thể nói là tích cực này, đến từ nhận thức, ý thức và trách nhiệm để cùng thích nghi cuộc sống mới trong mùa dịch./.
Thảo Mơ
-
Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt NamVì sự nghiệp “trồng người”Những nhà giáo yêu nghề, sáng tạoQuỹ khuyến học, khuyến tài vận động được hơn 10,8 tỉ đồngNhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếngChiêu sinh lớp bơi an toànSẵn sàng đồng hành cùng thí sinhHuyện Phụng Hiệp: 13 phòng học bộ môn, phòng thư viện đạt chuẩnTruy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo LộcHuyện Long Mỹ: Tổ chức hành trình về nguồn và trao học bổng cùng con đến trường
下一篇:Mở rộng không gian phát triển
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Nhà giáo chủ động thích nghi
- ·Học online tiểu học: Có vui nhưng mệt...
- ·Khơi nguồn sáng tạo trong học sinh
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ XII năm 2020: 20 sản phẩm được khen thưởng
- ·2 dự án được chọn tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
- ·Trường học phải là nơi phòng, chống dịch Covid
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·227 học sinh đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
- ·Đừng chủ quan với sốt xuất huyết
- ·Dự kiến điều chỉnh một số mức hỗ trợ thực hiện chính sách dân số giai đoạn 2022
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·“Cuộc đua” tuyển sinh hệ giáo dục thường xuyên bắt đầu...
- ·Các trường cao đẳng song hành hai nhiệm vụ
- ·Toàn tỉnh có 263 trường học đạt chuẩn quốc gia
- ·Ray Tomlinson
- ·Khảo sát thành lập bệnh viện dã chiến thứ hai
- ·Ngành y tế huyện Châu Thành vượt khó
- ·Huyện Châu Thành A: Sáp nhập các trường tiểu học
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang: Tuyển sinh 28 ngành liên kết đào tạo
- ·Duy trì hiệu quả mô hình nâng cao chất lượng dân số
- ·Huyện Vị Thủy: Vận động học sinh đến trường gắn với tập trung phòng, chống dịch Covid
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- ·Hội thi đáng được duy trì
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Xây dựng được trên 214.400 hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân điện tử
- ·Đổi mới giáo dục không thể một sớm một chiều
- ·Huyện Long Mỹ: 183 học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp THCS
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Ngành giáo dục góp sức chống dịch
- ·Tuyển sinh trực tuyến
- ·Thành phố Ngã Bảy: Ghi nhận 3 cas bệnh sốt xuất huyết
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Trường Đại học Cần Thơ khai giảng năm học mới trực tuyến, đón 6.700 tân sinh viên