当前位置:首页 > La liga

【tỷ số 2】Cơ hội và thách thức nhìn từ những kịch bản tăng trưởng GDP năm 2023

Giai đoạn 2021-2030: Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 7% Thêm những kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam năm 2023

Ở thời điểm các cơ hội và thách thức trong tăng trưởng kinh tế năm 2023 đã lộ rõ,ơhộivàtháchthứcnhìntừnhữngkịchbảntăngtrưởngGDPnătỷ số 2 Báo cáo thường niên về kinh tế Việt Nam 2023 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa công bố đã cho thấy những điểm nhìn sâu sắc hơn về triển vọng kinh tế năm 2023.

Hình minh họa
Hình minh họa

Thông điệp lớn nhất của báo cáo năm nay đó là tính tự chủ của nền kinh tế chưa cao. Khi các chỉ số bảo đảm tăng trưởng bền vững và sức cạnh tranh doanh nghiệp đều suy giảm trong điều kiện các yếu tố kinh tế quốc tế không thuận lợi, kèm theo những vấn đề nội tại kinh tế không được xử lý triệt để nên khi khó khăn xảy ra, khả năng thích ứng không cao. Do vậy việc tăng cường tính liên kết và chú trọng giải pháp phát triển doanh nghiệp một cách thực chất và bền vững vẫn là giải pháp quan trọng cả trước mắt và thời gian tới.

Thông điệp này thể hiện rõ trong các kịch bản về tăng trưởng GDP của năm 2023 do Báo cáo này đưa ra. Ở kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 chỉ đạt 5,5%, CPI bình quân của năm khoảng 3,5%. Trong kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,01%, CPI bình quân của năm khoảng 4%. Còn với kịch bản cao, tốc độ tăng GDP năm 2023 sẽ là 6,51%, CPI bình quân của năm khoảng 4,2%.

Bối cảnh thực tế cho thấy, khả năng GDP năm 2023 đạt kịch bản cao là không nhiều bởi đòi hỏi GDP của hai quý còn lại của năm phải có mức tăng trưởng từ 8% trở lên. Đây là điều theo các chuyên gia là rất khó bởi trong nhiều năm trở lại đây, tình huống này mới chỉ xuất hiện ở năm 2017. Bởi vậy, kịch bản khả thi hơn cả là GDP năm 2023 sẽ dao động quanh mức 6%.

Các chuyên gia phân tích, khả năng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian còn lại của năm 2023 đến từ yếu các chính sách điều hành nền kinh tế gần đây cho thấy những quyết tâm thúc đẩy kinh tế trong nước. Cùng đó điều kiện xuất nhập khẩu cho nhiều ngành hàng hiện đã tăng trong bối cảnh Trung Quốc mở cửa trở lại. Cơ hội từ làn sóng dịch chuyển chuỗi đầu tư và tăng trưởng thương mại đến từ các FTA cũng được kể là các động lực.

Tuy nhiên không thể bỏ qua thách thức từ các yếu tố như gánh nặng lãi vay cho doanh nghiệp, xung đột Nga - Ukraine tiếp tục kéo dài được coi là một ẩn số khó xác định cho kinh tế toàn cầu và thị trường dầu mỏ năm 2023. Cuối cùng xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI do liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI còn yếu.

Rõ ràng là quan điểm tạo dựng tính tự chủ cao cho nền kinh tế có thể xem như động lực chủ chốt để ổn định tăng trưởng không chỉ cho một năm bản lề như năm 2023 mà còn cả những năm sắp đến. Xét dưới góc độ thể chế, một nội dung cần chú trọng là cần tiếp tục triển khai hiệu quả hơn các chính sách tài khóa, đặc biệt các gói hỗ trợ phục hồi cho nền kinh tế, hướng vào các ngành có tác động lan toả tích cực.

分享到: