Nâng cao vai trò của cơ quan kiểm toán trong phòng,ềubiệnphápphòngngừathamnhũngcònmangtínhhìnhthứbdkq cup fa anh chống tham nhũng Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội |
Sáng 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2024…
Công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp (UBTP), trong năm 2024, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt và hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương; nhiều chính sách, quy định mới về công tác PCTNTC được Đảng và Nhà nước ban hành, quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nổi lên là các sai phạm lớn ở một số lĩnh vực như: quy hoạch, xây dựng, năng lượng, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản...; phương thức, thủ đoạn phổ biến là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc triển khai thực hiện các dự án để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn... để trục lợi.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra. |
Cơ quan thẩm tra đánh giá, năm 2024, nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng tiếp tục được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện như: công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy tắc ứng xử; chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Cùng với đó, cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm; tăng cường mở rộng ứng dụng khoa học trong quản lý; đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được duy trì; chú trọng việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng. Công tác PCTN tại các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước tiếp tục được quan tâm.
Tham nhũng xảy ra ngay trong cơ quan phòng, chống tham nhũng
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn có những hạn chế.
Đó là tình trạng vi phạm việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động, vi phạm việc thực hiện quy tắc ứng xử, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác ở một số địa phương còn thấp; còn gặp vướng mắc, bất cập khi thống kê số lượng vị trí công tác cần phải chuyển đổi và tổ chức thực hiện chuyển đổi ở một số vị trí công tác.
Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế; còn nhiều trường hợp sau khi cơ quan điều tra khám xét thì mới phát hiện khối tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc.
Trong khi đó, tổ chức bộ máy ở một số cơ quan, đơn vị còn nhiều tầng nấc, hoạt động chưa thực sự hiệu quả; một số thủ tục hành chính còn nhiều rào cản, rườm rà; việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh còn có những bất cập. Nhiều chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công suy giảm, nhất là chỉ số công khai, minh bạch trong việc ra quyết định của các cấp chính quyền ở địa phương.
“Tình trạng này cho thấy việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng thời gian qua mặc dù đã được quan tâm nhưng còn chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhiều biện pháp phòng ngừa còn mang tính hình thức. Tham nhũng tiếp tục xảy ra ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ PCTNTC. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn còn diễn ra”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo nêu rõ.
Phiên họp diễn ra sáng 13/9. |
Theo cơ quan thẩm tra, những sai phạm về tham nhũng, tiêu cực thời gian qua cho thấy có sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của nhiều tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức.
Việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sai không dám làm còn chậm. Nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN là thực trạng đã được nhận diện rõ từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống có hiệu quả./.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cho rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về PCTNTC vẫn còn có những hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bị xử lý hình sự, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao... Nhiều trường hợp vi phạm về trách nhiệm nêu gương xảy ra tại chính các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về PCTNTC; một số trường hợp lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí để thực hiện hành vi nhũng nhiễu, cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp… |