Mới có 71% dân số tham gia bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội,ămphấnđấudânsốthamgiabảohiểmytếkenhacai bảo hiểm y tế là hai chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ đạo thực hiện qua nhiều nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong bảo đảm an sinh xã hội. Công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thời gian qua đã được các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng về số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng nhanh qua các năm; lương người nghỉ hưu từng bước được cải thiện, bảo hiểm thất nghiệp tích cực hỗ trợ người lao động đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm; chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được cải thiện, chi phí người dân tự trả trong chăm sóc sức khỏe được giảm dần. Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục được kiện toàn và phát triển đáp ứng yêu cầu thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn một số hạn chế như: số người tham gia bảo hiểm còn thấp, mới chỉ có khoảng 20% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, khoảng 71% dân số tham gia bảo hiểm y tế; tình trạng nợ và trốn đóng bảo hiểm xã hội còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp. Quỹ bảo hiểm xã hội, nhất là quỹ hưu trí, tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Thủ tục tham gia, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn phức tạp, rườm rà. Phấn đấu số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 75% dân số Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật cũng như khắc phục những hạn chế và triển khai thực hiện tốt các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, bảo đảm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân, trong chỉ thị mới ban hành Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường thực hiện chính sách BHYT, BHXH. Trước hết, Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quán triệt, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, nhóm giải pháp trong Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT y tế giai đoạn 2012-2020; nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu hết năm 2015, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 75% dân số, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt chỉ tiêu theo yêu cầu Nghị quyết số 21-NQ/TW đã đề ra. Riêng đối với Bộ Tài chính, Thủ tướng yêu cầu phối hợp các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết Luật BHXH sửa đổi; đồng thời bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí đóng BHYT và hỗ trợ mức đóng BHXH, BHYT cho các nhóm đối tượng; phối hợp các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thu, quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội và Quỹ Bảo hiểm y tế. Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: Hỗ trợ 30% mức đóng BHYT còn lại cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; vận động học sinh, sinh viên, hộ gia đình có mức sống trung bình mua BHYT; tập trung xây dựng, ban hành kế hoạch đạt bằng tỷ lệ trung bình cả nước đối với các tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHXH thấp (dưới 20%) và BHYT thấp (dưới 60%) để nâng cao người tham gia bảo hiểm. Đối với BHXH Việt Nam, Thủ tướng chỉ đạo ngành BHXH phải đẩy mạnh cải cách, đơn giản thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thuận lợi cho các bên tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, tiến tới việc vận hành cơ sở dữ liệu điện tử trong phạm vi cả nước và thay thế sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế giấy bằng thẻ điện tử. Trước mắt, trong năm 2015, tập trung triển khai thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT và đề nghị cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT. Đồng thời phải xây dựng lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ, đổi mới cơ chế tài chính và phương thức thanh toán./. Khánh Huyền |