当前位置:首页 > Thể thao

【xem bong da tivi】Sẽ trái phiếu hoá toàn bộ các khoản vay Bảo hiểm xã hội

Họp CP

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên họp thường kỳ ngày 1/7.

Đã có phương án cho nợ công nếu có tác động từ Brexit

TheẽtráiphiếuhoátoànbộcáckhoảnvayBảohiểmxãhộxem bong da tivio Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, 6 tháng vừa qua, tình hình kinh tế thế giới phức tạp, trong nước có nhiều khó khăn như thiên tai, hạn hán… Trước tình hình này, ngành Tài chính đã phối hợp với các ngành, địa phương, triển khai đồng bộ các biện pháp tài chính, cơ bản đảm bảo dự toán đặt ra. Tính đến nay, có 45/63 địa phương thu ngân sách đạt trên 50% dự toán, 57/63 địa phương thu cao hơn cùng kỳ năm trước…

Về công tác thu và chống thất thu, cơ quan thuế đã tăng cường quản lý, 6 tháng đầu năm đã thanh, kiểm tra gần 29.000 DN qua đó tăng thu ngân sách 5,39 nghìn tỷ đồng. Riêng 85 DN có thanh tra về chuyển giá, đã truy thu, truy hoàn 1.730 tỷ đồng, giảm lỗ 1.254 tỷ đồng. Thu trên 20.000 tỷ đồng nợ đọng thuế từ năm trước chuyển sang.

Công tác chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, đúng theo dự toán. Trong 6 tháng đã tách ra 2.900 tỷ đồng dự phòng cho phòng chống dịch bệnh, thiên tai… Chính sách tài khoá - tiền tệ thời gian qua đã phối hợp tốt nên đảm bảo ổn định lãi suất cho vay cũng như huy động vốn cho ngân sách Nhà nước (NSNN), đầu tư phát triển và bù đắp bội chi.

Cũng trong 6 tháng qua, các thị trường tài chính tiếp tục ổn định, tăng trưởng công khai, minh bạch. Về chỉ số chứng khoán VN-Index tăng 9,4%, vốn hoá thị trường tăng 12,6%, đạt 36,5% GDP. Quy mô giao dịch 1 phiên tăng 20% so với bình quân năm trước, đạt 5.923 tỷ đồng. Việc thu hút vốn qua thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu, đấu giá trái phiếu Chính phủ (TPCP) tăng 85% so với năm ngoái, đạt 226.000 tỷ trong 6 tháng. Sự kiện Brexit cơ bản không tác động lớn đến thị trường tài chính Việt Nam. Về tác động tới nợ công, Bộ Tài chính cũng đã có xây dựng phương án ứng phó trong trường hợp đồng euro, bảng Anh giảm giá, USD và yên Nhật tăng giá.

Kỳ hạn nợ công bình quân tăng lên xấp xỉ 5 năm

Kỳ hạn bình quân của nợ công đang kéo dài ra, trong khi lãi suất nợ công hạ dần. Năm 2014, kỳ hạn bình quân là 2,98 năm, đến năm 2015 giảm còn 4,4 năm và nay đã lên xấp xỉ 5 năm. Như vậy, nợ công đang đi đúng hướng, vấn đề còn lại là phải quản lý và sử dụng nợ công, bao gồm cả ODA, sao cho hiệu quả.


Hiện tại, để tăng cường quản lý nợ công và nợ quốc gia, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp. Cùng với việc đổi mới phương thức vay về cho vay lại, xây dựng Nghị định về phương thức, tới đây sẽ kiểm soát tốt hơn, từng bước cơ cấu lại nợ công.

Một con số tích cực được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết là kỳ hạn bình quân của nợ công đang kéo dài ra, trong khi lãi suất nợ công hạ dần. Năm 2014, kỳ hạn bình quân là 2,98 năm, đến năm 2015 giảm còn 4,4 năm và nay đã lên xấp xỉ 5 năm. Như vậy, nợ công đang đi đúng hướng, vấn đề còn lại là phải quản lý và sử dụng nợ công, bao gồm cả ODA, sao cho hiệu quả.

ĐTD
Bộ trưởng Bộ Tài chính phát biểu tại phiên họp.

Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng lưu ý: Trong công tác điều hành vẫn còn một số tồn tại mà nếu không quyết liệt sẽ rất rủi ro về ngân sách. Ngân sách trung ương hiện rất mất cân đối, ngân sách địa phương thì cao, trung ương thì thấp do ảnh hưởng giá dầu. Đối với vấn đề này, Bộ Tài chính đã họp riêng các địa phương có điều tiết về trung ương lớn và giao dự toán cho từng địa phương để có thể đảm bảo cân đối ngân sách trung ương cho năm 2016.

Trong khi đó, công tác quản lý thu ngân sách ở một số địa bàn, lĩnh vực chưa sát thực tiễn, nợ đọng thuế còn lớn. Tình trạng sử dụng kinh phí lãng phí, thiếu hiệu quả, sai tiêu chuẩn, định mức vẫn xảy ra. Tình hình giải ngân xây dựng cơ bản 6 tháng còn quá chậm. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lưu ý, đây chính là dư địa để tăng trưởng trong điều kiện nông nghiệp sụt giảm, thiên tai, hạn hán, khoáng sản giảm giá… do đó cần tích cực bàn giải pháp thúc đẩy giải ngân.

“Vốn trong nước mới giải ngân hơn 26,76% kế hoạch, vốn nước ngoài mới giải ngân 15,7%, vốn TPCP mới được 19%. Có một số bộ bố trí tiền lớn nhưng giải ngân rất thấp như Bộ Giao thông vận tải, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Đặc biệt, hai thành phố Hà Nội và TP.HCM chưa đạt 20%, trong khi được giao tới 25.000 - 27.000 tỷ đồng. Do đó, phải tập trung giải quyết vấn đề này, nếu giải ngân không tốt sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Quan hệ ngân hàng với DN (như là nợ xấu) cũng có thể bị ảnh hưởng… “, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.

Một tồn tại nữa là tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 6 tháng vừa qua còn chậm, trong khi các chính sách, cơ chế cơ bản đến nay đã đầy đủ.

Không thiếu tiền hỗ trợ lãi suất cho ngư dân

Trong những tháng còn lại của năm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp với ngành Tài chính để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính ngân sách.

“Chỉ đạo của Thủ tướng là thu phải tăng 14 – 16% so với dự toán được giao mới đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và thúc đẩy tăng trưởng. Chi phải triệt để, chặt chẽ, tiết kiệm, kiên quyết theo dự toán. Nợ công tiếp tục có giải pháp để quản lý chặt chẽ”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Về vấn đề điều chỉnh giá dịch vụ công, tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính chính thức đề nghị các địa phương trong năm tới khi điều chỉnh giá dịch vụ, đặc biệt là giá y tế, phải từng bước cơ cấu lại ngân sách, giảm chi cho sự nghiệp, tăng chi cho đối tượng thụ hưởng. Đây chính là giải pháp quan trọng nhất để từng bước cơ cấu lại NSNN trong thời gian tới.

Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông báo từ nay đến hết tháng 7 sẽ trái phiếu hoá toàn bộ các khoản vay của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đây là nguồn vay khá lớn cho Chính phủ, theo thông lệ ở các nước trên thế giới. Với cách làm này, cơ cấu TPCP ở các ngân hàng thương mại sẽ giảm còn khoảng 60% hoặc thấp hơn, so với tỷ lệ 70 – 80% như hiện nay. Một điều thuận lợi khi trái phiếu hoá các khoản vay này là thời gian còn rất dài, tới năm 2023, do đó sẽ tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu nợ công.

Trả lời thêm ý kiến của một số địa phương về hỗ trợ lãi suất cho ngư dân theo Nghị định 67, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, tiền hỗ trợ lãi suất không thiếu, đã có 4.000 tỷ đồng dành cho khoản này. Tuy nhiên vừa qua chi rất thấp, do đó Bộ Tài chính đề nghị các địa phương, bộ, ngành liên quan đẩy mạnh triển khai.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đồng tình với các ý kiến đề nghị đưa các khoản hỗ trợ lãi suất vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn, không chỉ hỗ trợ ngư dân mà còn nhiều khoản khác như hỗ trợ lãi suất cho nhà ở, lĩnh vực ưu tiên…trong thời gian tới/.

Hoàng Yến

分享到: