游客发表
发帖时间:2025-01-09 23:48:34
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. |
Giải quyết đúng và trúng nhiều vấn đề nổi cộm của cuộc sống
Thưa Chủ tịch Quốc hội,ốchộitiếptụcgiámsátviệckhơithôngdòngvốnchonềnkinhtếdự đoán real trong dòng chảy tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội, điều gì trong năm 2022 khiến ông hài lòng, tâm đắc nhất?
Mặc dù đất nước tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng, tác động của đại dịch Covid-19 và các bất ổn kinh tế, chính trị của thế giới từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị, nên năm 2022, kinh tế - xã hội đã phục hồi, phát triển và tạo nền tảng quan trọng cho năm 2023 - năm bản lề của nhiệm kỳ 2021-2026.
Có thể nhận thấy rằng, năm 2022, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và mỗi vị đại biểu Quốc hội đã tích cực, nỗ lực, đoàn kết, không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đóng góp quan trọng vào công cuộc đẩy lùi đại dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế. Theo đó, mỗi chương trình, kế hoạch hoạt động của Quốc hội đều được UBTVQH, các cơ quan hữu quan chuẩn bị từ sớm, từ xa, kỹ lưỡng trên cơ sở phát huy trí tuệ của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia hàng đầu ở trong và ngoài nước. Điều này được thể hiện qua những hoạt động nổi bật như sau:
Thứ nhất, việc tổ chức thành công kỳ họp bất thường lần thứ nhất; thông qua Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi vào kỳ họp thứ tư; ban hành Nghị quyết của UBTVQH hướng dẫn giám sát văn bản pháp luật và hướng dẫn công tác giám sát của HĐND các cấp… đã góp phần củng cố hành lang pháp lý, tạo điều kiện phát huy vai trò, trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, HĐND các cấp và đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.
Thứ hai, năm 2022 cũng đã đánh dấu Quốc hội ngày càng đổi mới mạnh mẽ về tư duy và cách làm trong công tác giám sát. Việc xem xét báo cáo của các cơ quan đã dần đi vào thực chất, trách nhiệm, hiệu quả. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH có nhiều đổi mới.
Theo đó, giám sát không nhất thiết nhằm hậu kiểm các vấn đề chất vấn, mà còn bao gồm những vấn đề đang diễn ra như nội dung giám sát tại kỳ họp thứ ba, thứ tư; hoặc tập trung giám sát việc thực hiện các vấn đề khó, phức tạp như giám sát tối cao thực hiện pháp luật về quy hoạch để giúp Chính phủ tháo gỡ vướng mắc trực tiếp trước mắt, đưa ra những định hướng lâu dài và tạo được sự đồng thuận trong nhận thức từ Trung ương đến địa phương về công tác quy hoạch.
Hoạt động giám sát chuyên đề được chú trọng, có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức thực hiện và phương pháp giám sát, huy động nhiều chủ thể tham gia giám sát, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm bảo đảm luận chứng, luận cứ đối với vấn đề giám sát, đáp ứng mong đợi của cử tri và Nhân dân.
Như vậy, với kết quả đạt được của năm 2022, tiếp tục khẳng định nỗ lực đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và sự ủng hộ của mạng lưới chuyên gia; qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; xây dựng hình ảnh, vị thế Quốc hội ngày càng gắn bó, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân, giải quyết đúng và trúng nhiều vấn đề nổi cộm của cuộc sống.
“Gạn đục, khơi trong” để tìm kiếm dư địa hoạt động mới
Thưa Chủ tịch Quốc hội, từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023, chỉ trong khoảng 13 tháng, Quốc hội đã họp 4 kỳ, gấp đôi số lượng kỳ họp bình thường hằng năm. Xin Chủ tịch Quốc hội cho biết, thông điệp quan trọng nhất của sự thay đổi này?
Việc tổ chức các kỳ họp bất thường phải đảm bảo các điều kiện: cần có những quyết sách lớn, giải quyết các vấn đề cấp bách, đã “chín”, được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhận được đồng thuận cao, và bây giờ cần Quốc hội thống nhất khung khổ pháp lý để triển khai trên thực tiễn. Kỳ họp bất thường lần thứ nhất được tổ chức đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế, không chỉ có ý nghĩa cho năm 2022, mà cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo; được đồng bào, cử tri, dư luận trong và ngoài nước, cộng đồng doanh nghiệphết sức quan tâm, đặc biệt là gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế có quy mô 360.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 8% GDP và việc ban hành 1 luật sửa đổi 8 luật về thủ tục đầu tư, là nguồn lực và căn cứ pháp lý quan trọng để Chính phủ, các địa phương triển khai thực hiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo kế hoạch và thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2022 cao nhất trong 10 năm qua.
Kỳ họp bất thường cũng cho thấy quyết tâm của Quốc hội Khóa XV tiếp tục kế thừa và “gạn đục, khơi trong” để tìm kiếm dư địa hoạt động mới, thực sự đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống và mong muốn của cử tri cả nước, thể hiện đúng tinh thần Quốc hội của dân, do dân, vì dân, cũng như thông điệp về một Quốc hội đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích của Nhân dân. Tôi tin rằng, cử tri, Nhân dân cả nước và cả hệ thống chính trị sẽ đồng tình với cách làm này của Quốc hội.
Qua tổng hợp ý kiến của cử tri trước mỗi kỳ họp và sự ghi nhận trực tiếp, Chủ tịch Quốc hội cảm nhận về sự quan tâm của Nhân dân với hoạt động của Quốc hội như thế nào? Có ý kiến, kiến nghị nào của cử tri mà Chủ tịch Quốc hội thấy có giá trị đặc biệt với yêu cầu tiếp tục đổi mới hoạt động của cơ quan dân cử?
Thông qua Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại kỳ họp; Báo cáo Công tác dân nguyện của UBTVQH; các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc gặp và làm việc với các tổ chức, hiệp hội ở trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tôi luôn cảm nhận thấy tình cảm, trách nhiệm rất lớn của cử tri, Nhân dân, kiều bào đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc nói chung cũng như các vấn đề liên quan tới xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh nói riêng. Những ý kiến, kiến nghị của cử tri đã phản ánh về những hoàn cảnh, sự việc cụ thể gắn với một bộ phận người dân trong xã hội; qua đó, cũng phần nào đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động về xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ ý kiến, kiến nghị của cử tri và đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, tôi thấy cử tri và Nhân dân ngày càng quan tâm đến hoạt động của Quốc hội. Vì vậy, Quốc hội cần tiếp tục đổi mới hoạt động, vào cuộc từ sớm, từ xa, nghiêm túc nghiên cứu, dự báo sát tình hình, xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung hoạt động phù hợp, phát huy vai trò cơ quan đại biểu dân cử, kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接