Năm 2018 được đánh giá là năm nhiều dấu ấn của khởi nghiệp Việt Nam. Báo cáo từ Topica Founder Institute cho thấy đã có tới 92 thương vụ đầu tư với tổng giá trị gần 900 triệu USD đổ vào startup,ễnĐìnhCungLàmtheotiếnđộquytrìnhkhôngthểdẫntớiđổimớisángtạkết quả colombia hôm nay gấp 3 lần trong năm 2017. Trong đó, Fintech là lĩnh vực hút vốn đầu tư dẫn đầu, kế đến là thương mại điện tử, công nghệ du lịch, logistics và công nghệ giáo dục. Làn sóng khởi nghiệp cũng được "hâm nóng" với sự ra đời của nhiều mô hình mới mẻ, sáng tạo, tập trung giải quyết vấn đề xã hội. Khởi nghiệp công nghệ trở thành xu thế thịnh hành khi ngày càng nhiều sản phẩm ứng dụng trên nền tảng trí thông minh nhân tạo (AI), học máy, điện toán đám mây, thực tế ảo, thiết bị thông minh, fintech, nông nghiệp công nghệ cao... Đáng chú ý, số lượng và hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần có xu hướng tăng, có tính hệ thống hơn, phát triển các hoạt động liên kết, kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những thành quả ban đầu đó trước hết là do tiềm năng con người Việt Nam được đánh thức thông qua những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy sức mạnh kinh tế tư nhân, là quyết tâm của Chính phủ xây dựng thành công chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, môi trường phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là chính sách về đầu tư, các vấn đề liên quan tới thoái vốn, cho vay, vốn và đầu tư mạo hiểm, khiến các nhà đầu tư còn e ngại, các doanh nghiệp khởi nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh. Nói về vấn đề này, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện quản lí kinh tế Trung ương cho rằng, khởi nghiệp sáng tạo là cơ hội để Việt Nam thực hiện quản lí theo cách khác. “Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra vô số cơ hội cho chúng ta. Nếu cứ đi theo châu Âu một cách tuần tự thì chúng ta sẽ luôn đi sau. Với khởi nghiệp sáng tạo, chúng ta phải làm khác. Làm theo tiến độ, tiến theo quy trình là cách cũ, không thể dẫn tới đổi mới sáng tạo. Chúng ta phải thay đổi một cách căn bản với sự tham gia của Chính phủ chứ không phải chỉ vài ba bộ ngành”, TS Nguyễn Đình Cung nói. TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện quản lí kinh tế Trung ương. Ảnh: Dân trí |