发布时间:2025-01-24 23:07:36 来源:88Point 作者:World Cup
Nhiều tín hiệu khả quan phát triển kinh tế năm 2021 | |
Khả thi kiểm soát lạm phát năm 2020 | |
Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế để đạt mục tiêu “kép” trong năm 2021 |
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú. |
Thưa ông, chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2020 tăng 3,23% so với cùng kỳ năm 2019, nằm trong mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra trong năm 2020. Ông đánh giá như thế nào về kết quả này?
Có thể nói, chỉ số CPI này góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế trong thời gian có dịch bệnh Covid-19 và là tiền đề cho sự phát triển trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Chúng ta có thể cần phân tích thêm về diễn biến giá 6 tháng cuối năm 2020, so sánh với 6 tháng đầu năm để thấy rõ hơn về những diễn biến của giá trong cả năm 2020 và sự thành công trong công tác điều hành của Chính phủ.
Thứ nhất, dịch Covid 19 và thiên tai lũ lụt miền Trung cùng với diễn biến bệnh của gia súc đã làm cho chỉ số giá 6 tháng cuối năm có nhiều diễn biến khác hẳn với 6 tháng đầu năm. Về giá thị trường, chúng ta không thể không đề cập đến giá của mặt hàng thịt lợn. Đầu năm thì giá thịt lợn bán lẻ ở thị trường cao chót vót từ 200.000 đồng – 250.000 đồng/kg; nhưng đến 6 tháng cuối năm, nhất là trong 2 tháng 10 và 11/2020, giá thịt lợn hơi đã giảm 25%-30%, chỉ còn 65.000 đồng - 67.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán lẻ ở siêu thị và chợ chỉ giảm nhỏ giọt 3-5%.
Về cạnh tranh của các kênh bán lẻ trong hệ thống phân phối nội địa trong năm 2020, chúng ta thấy rõ việc cạnh tranh ngày càng gay gắt ở thị trường nội địa Việt Nam giữa các kênh bán lẻ với nhau, đặc biệt là hệ thống bán lẻ hiện đại với 1,5 triệu cửa hàng tạp hóa trong cả nước đang hoạt động nhộn nhịp và được người tiêu dùng tín nhiệm cao. Với tốc độ phát triển không nhanh như những thời gian trước năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại trong năm phát triển với tốc độ chậm hơn và chỉ tập trung vào một số tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước có thế mạnh và có quy mô lớn.
Về sức mua xã hội hiện nay, Việt Nam đã trải qua hai giai đoạn xâm nhập của dịch Covid-19, chính vì vậy người tiêu dùng Việt Nam chi tiêu trong năm qua ngày càng tính toán hơn, tiết kiệm hơn và có tích lũy. Đây cùng là những khó khăn cho hệ thống bán lẻ nội địa nhưng cũng đồng thời là sức ép cho các nhà sản xuất bán lẻ Việt Nam nhìn lại mình, từ mặt hàng sản xuất, cách kết nối với hệ thống phân phối, các phương thức thanh toán, các dịch vụ trước , trong và sau khi bán hàng sao cho tiếp cận nhanh hơn, cạnh tranh hơn, thương hiệu được xây dựng ngày càng tốt hơn.
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, trong đó đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng chỉ số CPI bình quân khoảng 4%. Trong bối cảnh hiện nay, ông cho rằng chỉ tiêu này có khả thi?
Trong điều kiện dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp không lường trước được, trong khi đó, ở nước ta thì nguy cơ xâm nhập dịch vẫn còn, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở một con số hợp lý khoảng 4% trong năm tới vẫn còn đang nhiều khó khăn. Trên thế giới, thị trường năng lượng vẫn chưa có thể hồi phục để giá dầu có thể tăng cao một cách đột biến; giá cả hàng hóa do sức mua còn yếu nên những biến động về giá xăng dầu và nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của chúng ta không có những biến động lớn. Chính vì vậy, giá trong nước chắc chắn vẫn giữ được ổ định, nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào, hệ thống phân phối tiếp tục được cải thiện ở thị trường nội địa.
Điều lo lắng là ở trong nước là dịch bệnh gia súc vẫn đang rình rập với 30 tỉnh thành đang xuất hiện dịch trở lại. Tình hình thiên tai thời tiết diễn biến phức tạp, khắc nghiệt, hạ tầng giao thông chi phí logistics còn cao, sự kết nối còn rời rạc trong chuỗi sản xuất phân phối nội địa. Điều đó cho thấy việc thực hiện chỉ tiêu dự kiến nêu trên sẽ gặp những khó khăn.
Tuy nhiên, với những tín hiệu lạc quan ban đầu về GDP thực hiện trong năm 2020 thì khả năng đảm bảo chỉ số lạm phát như mong muốn và GDP khoảng 6% năm 2021 là có thể khả thi.
Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt và sự hỗ trợ chính sách của Chính phủ, đồng thời sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn là chính trong việc tổ chức sản xuất, tổ chức thị trường, chiếm lĩnh vị trí của hàng Việt trên hệ thống phân phối Việt Nam để làm chủ ngay trên sân nhà và vươn ra xuất khẩu.
Chúng ta tin tưởng rằng qua 1 năm đầy khó khăn sóng gió, con thuyền kinh tế của Việt Nam sẽ có bước phát triển tốt hơn 2020, CPI của năm tới sẽ phấn đấu đạt mức như dự báo ở trên, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở một mức hợp lý. Từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân, khởi đầu cho kế hoạch dài hạn 5 năm 2021 – 2025 sắp tới.
Tết Nguyên đán đang cận kề, ông có khuyến nghị gì tới các cơ quan chức năng để đảm bảo bình ổn giá và tránh ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân trong giai đoạn này?
Dịp Tết Nguyên đán năm nay mặc dù các công ty thương mại sản xuất, xuất nhập khẩu chuẩn bị khá đây đủ các mặt hàng cho Tết, song sức mua chắc chắn sẽ không bằng thời điểm trước khi chưa có dịch.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn cần phải tăng cường công tác quản lý thanh kiểm tra trên thị trường. Đồng thời đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại từ biên giới và ở trong nội địa để người tiêu dùng không mua phải hàng gian, hàng giả, hàng kém phẩm chất trong dịp Tết.
Về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết, chúng ta chỉ có ít đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết trong cả nước, nhưng điều quan trọng là cần phải nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý của địa phương phải làm hết trách nhiệm của mình, phát hiện sớm những trường hợp vi phạm để có biện pháp răn đe kịp thời. Có như vậy thì công tác này mới được thực hiện một cách có hiệu quả, kịp thời, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ cho tiêu dùng.
Xin cảm ơn ông!
相关文章
随便看看