当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ti so bong chuyen】Hoàn thiện chính sách để đẩy mạnh tự chủ

dai hoc

Trường ĐH Tài chính – Marketing đã tự chủ toàn bộ cả chi đầu tư và chi thường xuyên

quy mô thu của các CSĐT tăng theo các năm và giảm dần phụ thuộc vào ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên,ànthiệnchínhsáchđểđẩymạnhtựchủti so bong chuyen để đẩy mạnh triển khai cơ chế tự chủ tại các cơ sở này, cần có những giải pháp mạnh và đồng bộ

PV: Được biết, ông cùng các cộng sự của mình từ các đơn vị của Bộ Tài chính vừa hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Các giải pháp đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính”. Với những nghiên cứu của mình, ông có đánh giá thế nào về tình hình triển khai cơ chế tự chủ tài chính của các CSĐT của Bộ Tài chính?

Ông Nguyễn Việt Cường: Tính đến đầu năm 2017, Bộ Tài chính có 6 cơ sở đào tạo công lập trực thuộc, gồm: Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính; Học viện Tài chính; Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh; Đại học Tài chính – kế toán; Đại học Tài chính – Marketing và Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan. Từ tháng 9/2017, Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan đã được sáp nhập vào Trường Đại học Tài chính – Marketing.



o. cuing
Ông Nguyễn Việt Cường



Có thể thấy, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính trong giai đoạn 2011 - 2017 đã có những thay đổi theo hướng tích cực. Quy mô thu của các trường tăng qua các năm. Trường ĐH Tài chính – Marketing đã tự chủ toàn bộ cả chi đầu tư và chi thường xuyên. Học viện Tài chính đã đảm bảo tự chủ toàn bộ chi thường xuyên. Các đơn vị còn lại đảm bảo 1 phần kinh phí chi thường xuyên. 100% đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Tài chính đã xây dựng và phổ biến công khai quy chế chi tiêu nội bộ, cũng như các quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến toàn thể viên chức, người lao động trong đơn vị để biết, thực hiện và giám sát thực hiện theo đúng quy định.

Thu nhập của người lao động trong các đơn vị sự nghiệp đã từng bước được nâng cao. Hệ số thu nhập tăng thêm bình quân của cán bộ, viên chức trong các cơ sở đào tạo năm 2016 dao động từ 0,4 đến 2,1 lần tiền lương cấp bậc. Đơn vị có hệ số thu nhập tăng thêm cao nhất là Trường Đại học Tài chính – Marketing (2,1 lần) và đơn vị có hệ số thu nhập tăng thêm thấp nhất là Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh và Trường Bồi dưỡng Cán bộ tài chính (0,4 lần).

Kết quả này cho thấy mức độ phụ thuộc vào NSNN của các đơn vị ngày càng giảm dần, tuy nhiên mức độ tự chủ không đều giữa các trường. Mặt khác, nếu đối chiếu với lộ trình mà Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thì mọi việc đang tiến triển rất chậm.

PV: Như ông vừa nói, việc triển khai cơ chế tự chủ của các CSĐT thuộc Bộ Tài chính còn chậm. Ông có thể cho biết nguyên nhân của tình trạng này?

Ông Nguyễn Việt Cường:Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những chậm trễ, song có thể kể đến các nguyên nhân chính là:

Thứ nhất, các văn bản pháp quy ở cấp Chính phủ (do các bộ, ngành khác xây dựng) hướng dẫn cơ chế tự chủ ban hành rất chậm: Nghị định quy định cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp lĩnh vực giáo dục - đào tạo vẫn chưa có. Các quy định về tự chủ biên chế, hoạt động của hội đồng quản lý… do Bộ Nội vụ tham mưu cũng chưa ban hành.

Thứ hai, các cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện tự chủ nhiều, phức tạp, chưa có sự thay đổi từ khi có Nghị định 16/2015/NĐ-CP nên xảy ra xung đột, mâu thuẫn nếu thực hiện Nghị định 16. Hiện tượng văn bản nọ chờ sửa đổi văn bản kia, thậm chí cả hiện tượng văn bản chờ nhau sửa đổi đang hết sức phổ biến. Trường Đại học Tài chính – Marketing nếu thực hiện theo Nghị định 43 thì cũng không xếp được vào loại nào theo Điều 9 của nghị định này về phân loại đơn vị sự nghiệp (vì trường tự đảm bảo cả chi thường xuyên và chi đầu tư). Còn nếu trường này thực hiện theo Nghị định 16 thì chưa có nghị định chuyên ngành. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính nếu muốn đưa chi phí trực tiếp vào giá dịch vụ thì cũng không có cơ sở pháp lý để được phép thực hiện, vì Thông tư 139/2013/TT-BTC không cho phép sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tài chính cho mục chi này.

Định mức thu, chi của Nhà nước cho các cơ sở đào tạo công lập hiện nay đều rất thấp so với chi phí thị trường khiến cho các trường đào tạo càng nhiều theo kế hoạch thì càng khó khăn về tài chính. Đặc biệt, đối với Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, với những định mức của Thông tư 139/2013/TT-BTC, việc giao càng nhiều kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho Trường càng tăng khả năng thâm hụt kinh phí thường xuyên (gồm cả chi phí quản lý), đồng thời giảm khả năng và nguồn lực phát triển các hoạt động dịch vụ có thu. Cho nên, cơ chế tính đủ chi phí vào giá dịch vụ công là chủ trương hết sức có lợi cho các trường và về lâu dài, càng tính đầy đủ chi phí bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu.

PV: Vậy, để các CSĐT của Bộ Tài chính tiến hành tự chủ thuận lợi hơn, ông có kiến nghị gì?

Ông Nguyễn Việt Cường: Chính phủ nên tiếp tục rà soát lại các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là các cơ sở đào tạo công lập để ban hành các nghị định mới đồng bộ với Nghị định 16/2015/NĐ-CP; đồng thời, thống nhất quy hoạch mạng lưới các trường của cả nước.

Bộ Nội vụ cần hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy định cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc quản lý, sử dụng đội ngũ viên chức, quy định về Hội đồng quản lý trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có quy định cụ thể đối với các trường đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và đầu tư theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 khi thời hạn này đã hết.

PV: Xin cảm ơn ông

Bùi Tư

分享到: