【bxh latvia virsliga】Năm 2022, xây dựng nền tảng cho tăng trưởng
Năm 2021 là năm mà tỉnh tập trung xây dựng nền tảng,ămxydựngnềntảngchotăngtrưởbxh latvia virsliga nền móng với việc hoàn thiện các thể chế, chính sách phục vụ cho phát triển. Năm 2022 được xác định là năm tổ chức thực hiện các thể chế, chính sách, xây dựng nền tảng cho tăng trưởng...
Đô thị là 1 trong 4 trụ cột được tỉnh tập trung phát triển trong đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành, từ tháng 7-2021, tỉnh ta đối mặt với những khó khăn chưa có tiền lệ do đại dịch Covid-19. Đứng trước khó khăn, thách thức đó, Tỉnh ủy đã lãnh đạo toàn diện và có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, sự hưởng ứng của Nhân dân. Nhờ vậy, kết thúc năm 2021, tỉnh đã đạt được mục tiêu kép: có số ca nhiễm, ca chuyển biến nặng và ca tử vong thấp nhất trong các tỉnh ĐBSCL; là điểm sáng trong phát triển kinh tế khi đạt tăng trưởng dương 3,08%, đứng thứ hai vùng ĐBSCL; thu ngân sách lần đầu tiên vượt qua con số 4.000 tỉ đồng…
Tỉnh tiếp tục coi trọng công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong năm 2022.
Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành cho rằng năm 2021 là năm để hoàn thiện cơ chế, chính sách, hiện thực hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc. Trong một thời gian ngắn, tỉnh đã đưa ra những cơ chế, chính sách vừa có tính chiến lược, vừa có tính tổng thể và mang tính đồng bộ, với 21 đề án, chương trình, kế hoạch đã ban hành.
Đặc biệt là Chương trình số 50 ngày 09/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, và mới đây là Kết luận số 159 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chương trình số 50 với các nội dung lớn, quan trọng, đột phá để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết khoa học hơn, bài bản hơn, đầy đủ hơn, chất lượng cao nhất về các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và tỉnh đề ra.
Cùng với Chương trình số 50, trong năm 2021, tỉnh cũng đã ban hành các cơ chế, nghị quyết rất quan trọng. Đó là định hướng Chiến lược phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong định hướng chiến lược này, mục tiêu đề ra đảm bảo tính lâu dài, trước hết là trong 10 năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Định hướng chiến lược là cơ sở hết sức quan trọng để tỉnh triển khai quy hoạch phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030.
Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, điểm mới trong định hướng chiến lược là xác định lại lĩnh vực cần ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới. Theo ông Tuyên, trong các nhiệm kỳ từ năm 2020 trở về trước, tỉnh ưu tiên xác định nông nghiệp là nền tảng mũi nhọn, đột phá, tuy nhiên qua đánh giá thực trạng nền kinh tế của Hậu Giang trong thời gian vừa qua thì có nhiều điểm bất cập. Chẳng hạn như quy mô nền kinh tế nhỏ, thu ngân sách không đáp ứng yêu cầu, không tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, dẫn tới tình trạng di dân rất lớn trên địa bàn tỉnh đi đến các tỉnh, thành khác. Trên cơ sở đó, trong định hướng chiến lược, tỉnh có xác định lại sẽ tập trung ưu tiên cho lĩnh vực công nghiệp và phát triển đô thị để từng bước khắc phục những hạn chế mà nền kinh tế của tỉnh đang gặp phải. Nếu lĩnh vực công nghiệp phát triển được thì quy mô nền kinh tế sẽ tăng nhanh và gia tăng thu ngân sách cũng như là giải quyết việc làm cho người lao động.
Cùng với đó, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04 về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo. Đây là nghị quyết cụ thể hóa định hướng chiến lược phát triển của tỉnh, đồng thời khẳng định chủ trương nhất quán của tỉnh là tập trung nguồn lực phát triển 4 trụ cột trọng tâm (công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch) để lan tỏa, tạo nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của tỉnh trong giai đoạn tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
Ngoài ra, tỉnh có nhiều nghị quyết, quy định, đề án về công tác cán bộ như: Nghị quyết phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy định Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Đề án Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Đề án Thí điểm đổi mới cách thức tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh Hậu Giang… Qua đó, sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…
Xây dựng nền tảng cho tăng trưởng
Trên cơ sở nền tảng, nền móng của năm 2021, năm 2022 là năm tổ chức thực hiện, đưa các thể chế, chính sách vào thực tiễn. Hay nói cách khác, đây là năm xây dựng nền tảng cho tăng trưởng, bởi khi đã xây dựng thể chế tốt, nền móng tốt thì việc phát triển trong thời gian tới là câu chuyện đương nhiên.
“Cũng như chúng ta xây dựng một tòa nhà, việc thiết kế của tòa nhà rất quan trọng. Chúng ta đã hoàn thành quy hoạch thiết kế tòa nhà trong năm 2021. Năm 2022 là năm bắt tay vào xây dựng và xây dựng nền móng vững chắc để đảm bảo cho tăng trưởng phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới”, Bí thư Tỉnh ủy ví von.
Để hiện thực hóa việc xây dựng nền tảng cho tăng trưởng, trong năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra mục tiêu tổng quát, 7 nhiệm vụ trọng tâm, 19 chỉ tiêu và hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu trong năm nay, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu toàn hệ thống chính trị trong tỉnh tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đảng viên. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và các quy định về trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch theo nhiệm vụ cụ thể của cấp mình, với tinh thần đổi mới, đột phá, quyết liệt và khát vọng, đạt được những kết quả thực chất, góp phần hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ của tỉnh. Huy động tối đa các nguồn lực triển khai thực hiện thành công các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế 2022, chú trọng 4 trụ cột phát triển: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch, bố trí và phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh kêu gọi thu hút đầu tư; quan tâm công tác giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công. Hỗ trợ phục hồi và phát triển sản xuất hậu dịch Covid-19, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý các cấp, các ngành tiếp tục coi trọng công tác phòng, chống dịch Covid-19 và chủ động các kịch bản ứng phó với biến chủng mới; tập trung làm tốt công tác an dân, quan tâm làm tốt việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công và thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”,… Kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; nâng cao năng lực y tế, có các biện pháp, kịch bản đồng bộ sớm tổ chức giáo dục và đào tạo trực tiếp thích ứng với kiểm soát dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới.
Ngoài ra, thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương thích ứng với diễn biến dịch bệnh; tăng cường công tác nắm và dự báo sát tình hình, chủ động ứng phó với mọi tình huống, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiềm chế tội phạm và tai nạn giao thông; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách tư pháp. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình mới. Công tác tuyên truyền, vận động, giám sát, phản biện xã hội cần thật sự đi vào chiều sâu; các phong trào, cuộc vận động thiết thực, có tính lan tỏa và tạo hiệu ứng cao, nhận được sự đồng thuận của người dân, xã hội.
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN
相关文章
Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
Hãng ô tô Đức BMW và Apple có thể nối lại mối quan hệ vốn đã bị đóng băng giữa hai bên, sau chuyến đ2025-01-09Nợ xấu năm 2015 có thể ở mức 2,49%
Các tổ chức tín dụng lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2015. Ảnh: Lương Bằng Kết quả điều tra xu2025-01-09Hà Giang: Quản lý và bảo vệ rừng trên không gian số
Sử dụng thiết bị hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và các phần mềm quản lý chuyên ngành2025-01-09Quảng Nam: Nhiều chuyển biến trong thực hiện chuyển đổi số và Đề án 06
Ngày 9/8/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã trao đổi với VietNamNet về những chu2025-01-09Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
Nhận định bóng đá Estrela Amadora vs Estoril Praia hôm nay Giải VĐQG Bồ Đ&agrav2025-01-09Phân bổ hơn 572 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp KH
Ảnh minh họa, nguồn internet. Các Bộ, cơ quan trung ương được phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học c2025-01-09
最新评论