【ket qua bỉ】Yên Bái chú trọng an toàn thông tin mạng trong kế hoạch phát triển kinh tế số

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 228 về thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số (KTS) giai đoạn 2023-2025,ênBáichútrọngantoànthôngtinmạngtrongkếhoạchpháttriểnkinhtếsốket qua bỉ định hướng đến 2030.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban, ngành các cấp trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, tham khảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, với 6 mục tiêu phát triển KTS đến năm 2025. 

6 mục tiêu cụ thể phát triển KTS đến năm 2030 gồm: Tỷ trọng KTS đạt tối thiểu 30% GRDP; Tỷ trọng KTS trong ngành, lĩnh vực đạt bình quân đạt 30%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt đạt 20%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; tỷ lệ nhân lực lao động KTS trong lực lượng lao động đạt trên 3%.

yen bai an toan an ninh mang.png
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường kỹ năng ATTT cho người sử dụng trên không gian mạng năm 2023. 

Một trong các giải pháp và hành động cụ thể đưa ra trong kế hoạch được đặc biệt lưu ý là việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng; chú trọng đào tạo kỹ năng, triển khai các dịch vụ theo mô hình bảo vệ 4 lớp và chú trọng các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin ngay từ khâu thiết kế, xây dựng các hạ tầng và nền tảng số. 

Tổ chức đào tạo kỹ năng, kiến thức CĐS cho doanh nghiệp; triển khai nền tảng số kết nối các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp; đưa doanh nghiệp công nghệ số vào tư vấn, giải quyết các bài toán cho các loại hình doanh nghiệp thông qua các ứng dụng, công nghệ số.

Ngoài ra, Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành những chỉ tiêu CĐS trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đưa thứ hạng chỉ số CĐS tỉnh Yên Bái vào nhóm 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Theo đó, đối với phát triển chính quyền số, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình liên quan tới người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công tỉnh, trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng Dịch vụ công tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Tỉnh cũng đã tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ công của người dân.

Các dịch vụ công trực tuyến đã được phát triển và cung cấp, từ đó giảm thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

yen bai dien tap thuc chien.jpg
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái tổ chức diễn tập thực chiến an toàn thông tin năm 2023. 

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, đến thời điểm này, Yên Bái đã đầu tư vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng viễn thông, bao gồm mạng Internet và hệ thống viễn thông di động. Điều này giúp tăng cường kết nối và cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp trong tỉnh. 

Song song với đó, các biện pháp bảo mật đã được triển khai để đảm bảo an toàn thông tin và phòng chống các vi phạm bảo mật. Công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo an toàn, an ninh mạng luôn được tỉnh chú trọng, đầu tư đi trước một bước.

Trong năm 2023, Yên Bái đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trên địa bàn tỉnh, cụ thể hóa bằng 7 yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong cơ quan nhà nước tỉnh Yên Bái.

Hiện toàn tỉnh Yên Bái đã có 41 thành viên đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của các sở, ban, ngành, địa phương; cử 20 cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) chuyên trách về công nghệ thông tin (CNTT), an toàn thông tin mạng tham gia 3 khóa đào tạo, thi chứng chỉ quốc tế về quản trị mạng, an toàn thông tin mạng (20 người đào tạo chứng chỉ CCNA, 5 người đào tạo CND, 5 người đào tạo ECIH, 1 người đào tạo OSCP); tổ chức diễn tập thực chiến và bồi dưỡng cho 98 cán bộ kỹ thuật, chuyên trách, bán chuyên trách CNTT, an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Đặc biệt, Trung tâm Giám sát an toàn an ninh mạng tỉnh Yên Bái (SOC) đã được cài đặt vận hành theo mô hình hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, đảm bảo an toàn thông tin cấp tỉnh và hoạt động với 11 module triển khai theo mô hình bảo vệ 4 lớp giám sát (gồm lớp mạng, lớp máy chủ, lớp ứng dụng, lớp thiết bị đầu - cuối); giám sát và bảo vệ 3.113 máy tính của các cơ quan, đơn vị; giám sát an toàn lớp mạng cho 38 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố; giám sát, bảo vệ 42 ứng dụng, trang thông tin của các cơ quan, đơn vị; giám sát toàn bộ hệ thống máy chủ đặt tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh Yên Bái.

Theo báo cáo Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022, được Bộ TT&TT công bố hồi tháng 8/2023, tỉnh Yên Bái tăng 12 bậc, xếp vị trí thứ 15/63 tỉnh, thành phố.

Yên Bái là 1 trong 9 địa phương đứng đầu về nhận thức số, 1 trong 10 địa phương đứng đầu về nhân lực số. Xếp thứ 9 trong đảm bảo An toàn thông tin mạng, đứng thứ 15 trong xếp hạng thể chế số và xếp thứ 11 trong hoạt động kinh tế số.

Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV
Cúp C1
上一篇:Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
下一篇:Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini