【kq verona】Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đây là một vấn đề không mới nhưng vẫn khá “nóng” bởi sự quan tâm đặc biệt của giới hoạch định chính sách,ínhsáchtàichínhpháttriểncôngnghiệphỗtrợkq verona các chuyên gia kinh tế và DN. Tuy trong khuôn khổ một nửa buổi dành cho Hội thảo khoa học “Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ” chưa thể làm thỏa mãn với những ai quan tâm đến vấn đề này, nhưng những người tham dự đã nhận thấy nỗ lực của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) và Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) khi phối hợp tổ chức hội thảo với một bản báo cáo nhiều tham luận dày hơn 200 trang.
Đang ở vạch xuất phát
Công nghiệp hỗ trợ tạo giá trị gia tăng cho ngành sản xuất công nghiệp, là sự chắp nối, là đầu mối liên kết của nhiều ngành kinh tế sản xuất, góp phần phát triển năng lực sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động.
Theo Ths. Dương Thị Nhi, Nhóm tư vấn chính sách tài chính, Bộ Tài chính, kinh nghiệm và thực tế cho thấy Việt Nam nhiều năm qua đã chứng tỏ, nếu công nghiệp hỗ trợ không phát triển thì không thể có nền công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn còn rất yếu và đang ở vạch xuất phát.
Số liệu thống kê cho thấy, có tới 70% đến 80% sản phẩm phụ trợ của các DN sản xuất lắp ráp vẫn phải NK, chưa kể ngay cả những phụ tùng, linh kiện mua tại nội địa cũng có nguyên vật liệu và phụ tùng nhỏ phải NK, nên về thực chất, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp hơn nữa.
Ths. Dương Thị Nhi cũng cho biết, các DN sản xuất lớn tìm đến Việt Nam với hy vọng đây là đất nước có nguồn nhân lực dồi dào, một Chính phủ cầu thị cho sự phát triển đất nước, nhưng lại cùng chung một băn khoăn lo lắng về sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ.
Đành rằng, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ là do DN thực hiện, phụ thuộc lớn vào việc cải tiến chất lượng, giảm thiểu chi phí và việc khẳng định lợi thế bản thân của DN, nhưng vai trò “bà đỡ” của Nhà nước đối với DN trong ban hành chính sách hỗ trợ cho DN các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển cũng không kém phần quan trọng trong giai đoạn non trẻ hiện nay.
Bày tỏ băn khoăn và lo lắng cho mục tiêu tới đây của ngành công nghiệp Việt Nam, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cần phải định vị được “chân dung” của công nghiệp Việt Nam cho 15 đến 20 năm tới đây.
“Tuy là tương đối nhưng cũng phải bàn đến từ bây giờ. Nếu không có cách tư duy về công nghiệp tương lai thì không thể bàn đến chuyện thành công sau này. Trong khi hiện nay trình độ tư duy công nghiệp của Việt Nam hiện còn rất thấp”, TS. Trần Đình Thiên nói.
Cần chính sách ưu đãi và hỗ trợ đủ mạnh
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển có bài tham luận tại Hội thảo. Ông cho rằng, là nước đi sau, hàng rào bảo hộ bị giảm thiểu, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Việt Nam chỉ có thể phát triển được công nghiệp hỗ trợ nếu có chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển đủ mạnh.
Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển phải được thực hiện cho những DN nằm trong chuỗi sản xuất- lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng. Điều đó có nghĩa là chỉ các DN nào nằm trong dây chuyền sản xuất theo sơ đồ hình thang mới nhận được ưu đãi và các chính sách hỗ trợ phát triển, ông Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.
Về chính sách ưu đãi, có ý kiến cho rằng, nên thành lập Quỹ phát triển công nghiệp hỗ trợ để thực hiện chính sách ưu đãi; đồng thời ưu đãi về giá thuê đất; miễn thuế NK thiết bị công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; miễn thuế thu nhập cho DN; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…
Tuy nhiên, khác với ý kiến trên, TS. Trần Đình Thiên phân tích cụ thể hơn khi cho rằng, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có lẽ do hoàn cảnh nên ưu đãi nhiều cho DN về thuế, về đất đai, nhưng đó là cách tiếp cận ngắn, chưa đủ tầm. Theo ông, tư duy chính sách không chỉ dừng ở đó mà cần phải xây dựng các chuỗi khu công nghiệp thực sự đủ sức hấp dẫn trong đó có đầy đủ hạ tầng và thể chế; đồng thời có cơ chế hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo các doanh nhân…
TS. Trương Thị Chí Bình, Giám đốc Trung tâm phát triển DN công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cảnh báo, Việt Nam cần đặt phát triển công nghiệp hỗ trợ là ưu tiên hàng đầu của quốc gia nhằm cải thiện năng lực công nghiệp và khả năng cạnh tranh. Nếu không tạo ra được năng lực cung ứng nội tại, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như sụ rút lui của FDI, suy thoái kinh tế, nhập siêu, phụ thuộc nước ngoài và thậm chí là đình trệ kinh tế.
TS. Bình cho biết thêm, ngoại trừ công nghiệp hỗ trợ cho ngành xe máy với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 90%, các ngành khác phần cung ứng trong nước rất thấp, như điện tử 10% đến 15%, ô tô dưới 10%. Việc thiếu vắng sự cung ứng của công nghiệp hỗ trợ ngay tại nội địa là yếu tố cản trở đầu tư vào Việt Nam, cản trở công nghiệp hóa.
Đồng tình trước những ý kiến cần phải có chính sách cho công nghiệp hỗ trợ, nhưng đại diện của Bộ Tài chính cho biết, do ngân sách Nhà nước ngày càng hạn hẹp, nên chỉ đưa ra từ 1-3 lĩnh vực ưu đãi để tập trung làm cho nó thực sự bật hẳn lên.
Về quan điểm xây dựng chính sách cho ngành công nghiệp này, Ths Dương Thị Nhi cho rằng, cần phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn và tổng thể cho lĩnh vực này. Mục tiêu của chiến lược là tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất linh kiện toàn cầu, không có nghĩa là phải tham gia vào công đoạn có công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất mà là tham gia vào những công đoạn mà Việt Nam có lợi thế nhất.
Đồng thời cần đầu tư có trọng điểm, mỗi một giai đoạn cần tập trung vào 1-2 ngành có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp hỗ trợ nhất.
Minh Anh
相关推荐
- Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- Dấu hiệu ở ngón tay cảnh báo ung thư phổi
- Những lưu ý khi đi tiêm vắc xin để không bị lây nhiễm Covid
- Cơ hội và thách thức từ CPTPP đang đến rất gần
- Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- Bắc Ninh phát hiện chùm 6 ca Covid
- Hà Nội thêm 1 ca Covid
- Đưa hương vị Việt tới Hội chợ quốc tế ThaiFex