【thành tích đối đầu arsenal】Chủ động nguồn vốn cho phục hồi sản xuất, kinh doanh

时间:2025-01-12 10:05:12 来源:88Point
Kinh tế Việt Nam sẵn sàng phục hồi trong bối cảnh bất ổn của kinh tế toàn cầu
Công tác giải ngân vốn chương trình phục hồi kinh tế được thực hiện rất tích cực
Thủ tướng: Bảo đảm điện năng cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội
Chủ động nguồn vốn cho phục hồi sản xuất, kinh doanh
Các ngân hàng đều có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu tín dụng của các DN. Ảnh: ST

Tín dụng song hành với sự hồi phục của kinh tế

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cập nhật đến hết tháng 3/2022 ghi nhận mức tăng trưởng của tín dụng đã đạt 5,04% - theo thông tin Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú công bố tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 vừa diễn ra. Phó Thống đốc Đào Minh Tú đánh giá mức tăng này là rất cao so với các năm trước. Điều này cho thấy nền kinh tế đang có tín hiệu rất tích cực. Cùng với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ trong khôi phục nền kinh tế, kết quả tăng trưởng tín dụng đạt được như trên là dấu hiệu tích cực trong khôi phục phát triển của các DN.

Trong báo cáo quý 1/2022, Tổng cục Thống kê cũng đánh giá, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, duy trì nguồn vốn chi phí thấp để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Tại địa bàn TPHCM – trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nơi đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của dịch Covid-19 trong năm 2021 cũng ghi nhận tăng trưởng rất tích cực của tín dụng. Trong 3 tháng đầu năm 2022, tín dụng trên địa bàn TPHCM ước tăng 3,65% và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2021, đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế. Riêng một số ngành lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo và du lịch khách sạn, nhà hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn. Cụ thể, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trên 5%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,58%; vận tải kho bãi tăng 9,06%; khai khoáng tăng 6% so với cuối năm 2021.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, từ đầu năm đến nay, NHNN chi nhánh TPHCM tiếp tục thực hiện hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho DN sau khi dịch bệnh được kiểm soát thông qua các cơ chế tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN về cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất và giữ nguyên nhóm nợ. Đồng thời cho vay mới với lãi suất thấp nhằm tạo điều kiện cho DN, HTX và hộ kinh doanh trên địa bàn duy trì, ổn định và phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, tổng giá trị hỗ trợ cho DN đạt 3,2 triệu tỷ đồng với trên 1,85 triệu khách hàng được hỗ trợ. Qua đó đã tạo điều kiện cho DN giảm bớt áp lực trả nợ vay, giảm chi phí vay… để duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn và phục hồi tăng trưởng.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng TPHCM cũng tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng quốc gia và của UBND TPHCM, tạo điều kiện cho các lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội. Theo Ngân hàng Chính sách xã hội TPHCM, dư nợ cho vay của các chương trình tín dụng chính sách đạt gần 7.200 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ cho vay chương trình giải quyết việc làm chiếm tỷ trọng cao nhất (57,3%), góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Sẵn sàng nguồn vốn cho tăng trưởng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy những tín hiệu rất quan trọng về kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các DN ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Cụ thể, trong quý 2/2022, có 50% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý 1; 32,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,7% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 84,7% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý 2 tốt hơn và giữ ổn định so với quý 1; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước lần lượt là 83,6% và 81,2%.

Đáng chú ý, có 46,6% số DN dự kiến số lượng đơn hàng sẽ tăng lên trong quý 2 và trên 37% số DN dự kiến có đơn hàng ổn định. Về đơn hàng xuất khẩu, có trên 40% số DN dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới và trên 45% số DN dự kiến ổn định.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho các DN nhằm hỗ trợ khôi phục nền kinh tế, trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng được NHNN định hướng ở mức 14% và có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, nhiều ngân hàng cũng đã lên kế hoạch cung ứng hàng trăm nghìn tỷ đồng tín dụng cho nền kinh tế. Cụ thể, trong tờ trình về chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Ngân hàng MSB, ngân hàng dự kiến dư nợ tín dụng trong năm 2022 ở mức 130.752 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 25% so với năm 2021.

Tại Ngân hàng Sacombank, kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 được đặt ra ở mức 12%, tương ứng dư nợ tín dụng là 435.000 tỷ đồng. Trên cơ sở hạn mức tăng trưởng tín dụng cho phép của NHNN và diễn biến tình hình kinh doanh trong năm 2022, Sacombank sẽ điều chỉnh lại các mục tiêu tăng trưởng huy động – cho vay phù hợp.

Ngân hàng VIB thậm chí còn đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng lên tới 30%, tương đương dư nợ 265.600 tỷ đồng. Theo ban lãnh đạo ngân hàng, hiện chưa có chỉ tiêu tín dụng riêng cho từng ngân hàng, nhưng mức chỉ tiêu 30% mà VIB đưa ra là dựa trên năng lực phát triển, khả năng thực tế quản trị rủi ro của ngân hàng để vẫn đảm bảo an toàn. Trên thực tế, vào năm 2019, VIB được cấp hạn mức tín dụng tới 34% và vẫn hoàn thành.

HĐQT Ngân hàng ACB cũng đánh giá, hoạt động ngân hàng năm 2022 mặc dù khó khăn hơn, nhưng vẫn có những cơ hội xuất phát từ kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi và kinh tế trong nước đã xuống đáy và sẽ đi lên nhanh hơn. ACB dự báo nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, nhất là từ khoảng quý 2/2022, do đó đòi hỏi một sự chuẩn bị dài hạn hơn về nguồn vốn. Theo đó, ACB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 ở mức 10%, tương ứng quy mô tín dụng là 398.299 tỷ đồng và sẽ điều chỉnh cao hơn khi có sự chấp thuận của NHNN.

Tương tự, nhiều ngân hàng khác cũng đề ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2022 như HDBank tăng 20% (256.060 tỷ đồng), OCB tăng 25% (129.493 tỷ đồng), Eximbank tăng 10% (127.149 tỷ đồng)…

推荐内容