游客发表
Vào mùa khô,ảovệrẫykhmtrongmanắti so benfica tình hình dịch hại trên cây khóm thường xuất hiện nhiều và ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất. Do đó, để cây khóm phát triển tốt và cho trái hiệu quả trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì ngành chức năng thành phố Vị Thanh cùng nông dân đã và đang thực hiện nhiều giải pháp.
Cần nhân rộng cách làm trữ nước ngọt để đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho cây khóm trong mùa khô, nhằm hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế.
Phòng trị bệnh héo đỏ lá
Thành phố Vị Thanh là địa phương có vùng chuyên canh khóm Cầu Đúc lớn nhất của tỉnh, với diện tích gần 2.000ha và tập trung nhiều ở xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu. Với chất lượng thơm ngon nên khóm Cầu Đúc là thương hiệu nổi tiếng của tỉnh được thị trường trong và ngoài nước biết đến. Nhờ vậy, sản phẩm khóm Cầu Đúc có đầu ra và giá bán tương đối ổn định, tạo nguồn thu nhập hấp dẫn cho người dân. Thế nhưng, điều mà hầu hết người trồng khóm trên địa bàn thành phố Vị Thanh lo lắng là vào mùa khô hàng năm, loại cây trồng này thường xuất hiện bệnh héo đỏ lá do vi-rút tấn công (người dân còn gọi là chết bụi), trong khi dịch hại này hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, từ đó làm giảm năng suất đáng kể.
Đang loại bỏ những cây khóm bị bệnh héo đỏ lá ra khỏi rẫy khóm rộng 2ha của gia đình, ông Vu Chiểu, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thông tin: “Giai đoạn khóm còn nhỏ thì phát triển bình thường, đến khi bắt đầu cho trái thì bệnh xuất hiện. Biểu hiện của cây khóm bị bệnh giống như tên gọi của loại bệnh này. Cây bị bệnh thì không để trái được nên phải nhổ bỏ để tránh lây lan sang cây khác. Trước đây, loại bệnh này thường gặp trong mùa nắng nóng như bây giờ nhưng chỉ xuất hiện rải rác. Còn khoảng 2 năm nay, bệnh xuất hiện với tỷ lệ nhiều và ảnh hưởng nặng hơn. Riêng rẫy khóm của tôi đang bị thiệt hại với tỷ lệ hơn 30% diện tích”.
Hiện nay, không riêng gì rẫy khóm của ông Chiểu mà qua quan sát tại cánh đồng khóm của xã Hỏa Tiến thì hầu hết rẫy khóm của nông dân đều bị bệnh héo đỏ lá tấn công. Qua đánh giá sơ bộ của bà con thì mức độ thiệt hại cũng không dưới 30%. Để khống chế dịch bệnh tấn công sang diện rộng thì giải pháp mà nông dân đang tích cực thực hiện trong lúc này là nhổ bỏ những cây khóm đã bị bệnh ra khỏi rẫy khóm. “Thà nhổ bỏ cây khóm để trồng lại cây khác còn ít tốn kém hơn là mua thuốc về xịt để điều trị bệnh. Bởi tiền mua thuốc cao hơn tiền cây giống và xịt thuốc cũng không hết hoàn toàn vì bệnh này chưa có thuốc đặc trị”, anh Lưu Văn Chịa, có hơn 1ha khóm bị nhiễm bệnh héo đỏ lá cách rẫy khóm của ông Chiểu không xa, chia sẻ.
Theo nhận định của những hộ trồng khóm tại thành phố Vị Thanh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh hại trên ngày càng xuất hiện nhiều và làm ảnh hưởng nghiêm trọng là do đất trồng khóm lâu năm và qua nhiều đợt trồng bị bạc màu dù nông dân thường xuyên cải tạo. Mặt khác, bà con canh tác cùng một loại giống khóm lâu đời nên có khả năng bị thoái hóa giống.
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn khóm rộng hơn 1ha của gia đình vừa được cải tạo trồng mới gần một năm, lão nông Trương Văn Hiêu (81 tuổi), ở cùng ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, cho biết trước đây cây khóm thường cho thu hoạch trái từ 3-4 lần/đợt trồng rồi mới cải tạo đất để trồng lại, còn bây giờ thì chỉ xắn được 1-2 đợt trái là cây bị suy kiệt và bệnh nên phải trồng lại, từ đó dẫn đến chi phí đầu tư cao. Vì vậy, để từng bước khắc phục dịch bệnh, cải tạo lại nguồn đất được màu mỡ và giúp nông dân canh tác hiệu quả thì ngành chức năng cần có chương trình khuyến nông kéo dài khoảng 3 năm để nghiên cứu và thực hiện thử nghiệm các phương pháp trong phòng trừ bệnh héo đỏ lá. Tin rằng với sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ nhà khoa học thì nhất định sẽ thành công và qua đây sẽ làm cơ sở để bà con cùng học tập, áp dụng vào rẫy khóm của từng gia đình.
Nhân rộng cách trữ nước ngọt
Ngoài tích cực phòng ngừa để bệnh héo đỏ lá hạn chế lây lan sang diện rộng thì nhiều nông dân trồng khóm trên địa bàn thành phố Vị Thanh còn có cách làm hay trong việc trữ nước ngọt phục vụ tưới tiêu cho cây khóm, qua đây nhằm hạn chế cây khóm bị đỏ lá và giúp cho cây khóm tạo ra trái to, bán được giá cao. Điển hình như hộ ông Võ Thanh Hồng, ở ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến, với cách làm là chủ động mở rộng thêm diện tích bề ngang và nạo vét mương khóm thật sâu để trữ nước ngọt. Ông Hồng chia sẻ: “Là vùng sản xuất thường chịu ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm, để chủ động ứng phó, nhất là làm thế nào có đủ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất trong những tháng mùa khô nên tôi và nhiều bà con trồng khóm nơi đây nảy ra ý tưởng về cách làm trên. Từ khi triển khai mô hình, hơn 1,5ha khóm của tôi hạn chế bị cháy đỏ lá do nắng nóng và thiếu nước tưới. Mặt khác, việc cung cấp đủ lượng nước giúp cho trái khóm to tròn đạt loại I nên bán được giá cao”.
Ông Nguyễn Bé Sáu, Phó phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, cho hay: Qua ghi nhận thì hiện toàn thành phố có khoảng 320ha khóm Cầu Đúc bị bệnh héo đỏ lá do vi-rút lá tấn công, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 20-30%. Trước tình hình trên, đơn vị đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn tích cực phối hợp và hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trị hiệu quả. Trước mắt, khuyến cáo nông dân nhổ bỏ những cây khóm bị bệnh ra khỏi rẫy khóm và tiến hành thu gom tập trung để đốt bỏ. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được vứt cây khóm bị bệnh xuống mương như đã làm thời gian qua. Bởi vi-rút sẽ theo dòng nước và được phát tán nhanh hơn khi nông dân lấy nước dưới mương tưới lên rẫy khóm. Mặt khác, nông dân cần nhân rộng mô hình trữ nước ngọt nhiều trong các mương khóm để phục vụ tưới cho cây khóm trong mùa khô nhằm hạn chế dịch bệnh tấn công.
Cũng theo ông Sáu, về lâu dài, nông dân cần chuẩn bị kỹ ngay ở khâu trồng ban đầu. Cụ thể, bà con cần xử lý đất, bón vôi cải tạo đất, vệ sinh khu vực trồng để hạn chế mầm bệnh. Ngoài ra, phải chọn hom khóm đồng đều, khỏe, sạch bệnh. Trường hợp nông dân có thói quen sử dụng giống từ vụ trước để trồng lại thì xử lý bằng thuốc nhằm diệt hết mầm bệnh, tránh lây lan sang vụ sau…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接