【kqbd h2 anh】Lấy con người làm trọng tâm bảo tồn
VHO - Liên hoan Văn hóa cồng chiêng lần thứ 3 vừa kết thúc với thông điệp kêu gọi mọi người quan tâm đến đời sống những nghệ nhân. Ông Lại Đức Đại,ấyconngườilàmtrọngtâmbảotồkqbd h2 anh Phó Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Lắk khẳng định, đây là tiêu chí quan trọng trong công tác bảo tồn văn hóa di sản Tây Nguyên.
Ngành Văn hóa Đắk Lắk thông tin, Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ 3 diễn ra vừa qua là dịp giao lưu gặp gỡ của các nghệ nhân, diễn viên quần chúng trên địa bàn, nhằm thắt chặt các quan hệ đoàn kết, chung tay phát triển, quảng bá di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Trong đó, một lần nữa, chính quyền và ngành quản lý đặc biệt đề cập đến chất lượng cuộc sống của những nghệ nhân sống trên địa bàn.
Những “bảo tàng sống” giá trị
Theo kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2019, toàn tỉnh hiện có khoảng 11.524 nghệ nhân nắm giữ các loại hình văn hóa dân gian.
Trong đó, có 5.116 nghệ nhân đánh chiêng, 812 nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng, 311 nghệ nhân chỉnh chiêng; 1.366 nghệ nhân chơi nhạc cụ truyền thống, 385 nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc; 312 nghệ nhân tạc tượng; 610 nghệ nhân làm thầy cúng; 971 nghệ nhân xử luật tục; 1.362 nghệ nhân biết lời nói vần, dân ca, tục ngữ; 223 nghệ nhân kể sử thi; 367 nghệ nhân kể truyện cổ…. Cả tỉnh có 41 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú (3 nghệ nhân được truy tặng).
Ông Lại Đức Đại cho rằng, đây là lực lượng nòng cốt giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tại các buôn làng trên địa bàn tỉnh. Những con người hiện hữu gắn liền với giá trị cụ thể mà di sản văn hóa phi vật thể có thể biểu đạt.
Nhiều người trong đó, bởi kiến thức, kỹ thuật còn lưu lại trong trí tuệ và kỹ năng của họ, phải được xem là những “bảo tàng sống”, níu giữ, thể hiện đầy đủ những tố chất, sắc thái, thông tin về dữ liệu văn hóa dân gian đã truyền tụng bao đời. Ngành Văn hóa Đắk Lắk đặc biệt đề cao và quan tâm, xác thực cụ thể đến từng người, tên tuổi và diện mạo cụ thể đi cùng giá trị văn hóa.
“Có được, hay mất đi một người, là bảo tàng văn hóa phi vật thể cồng chiêng Tây Nguyên phải xác định như mất đi hay có thêm một “mẫu vật” thực tế, điều mà văn hóa dân gian bao đời dù có được cũng phải nắm chắc trong giới hạn trăm năm của một cuộc đời”, ông Đại nhấn mạnh.
Từ góc cạnh này, ông Lại Đức Đại thông tin, tham gia Liên hoan cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3, có gần 600 nghệ nhân dân gian đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn, là một minh chứng về số lượng và giá trị văn hóa dân gian hiện hữu của ngành Văn hóa.
Từ những nghệ nhân nhỏ tuổi nhất (sinh năm 2016) đến nghệ nhân cao tuổi nhất (sinh năm 1938), có thể xác định một tinh thần kết nối liên tục, nỗ lực phát huy những di sản văn hóa trong cộng đồng.
Cần một sách lược bảo toàn?
Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc sở VHTTDL Đắk Lắk bày tỏ, địa phương đang hết sức quan tâm “những bảo tàng di sản” văn hóa cồng chiêng tại địa bàn. Năm 2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06 về hỗ trợ đời sống hàng tháng cho các nghệ nhân.
Trong đó, trợ cấp Nghệ nhân nhân dân 2 triệu đồng/người; trợ cấp Nghệ nhân ưu tú 1,5 triệu đồng/người; trợ cấp Nghệ nhân sinh hoạt tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam 1 triệu đồng/người. Các nghệ nhân còn được hưởng thêm các khoản hỗ trợ khác theo Quy định của pháp luật và chính sách với người có vai trò trong cộng đồng đồng bào dân tộc ít người mà Nhà nước đã quy định.
Ông Hồng Hà nhìn nhận, những mức hỗ trợ nhằm động viên, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tạo niềm tin, động lực để các nghệ nhân cùng nhau đoàn kết, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa cồng chiêng của Tây Nguyên nói riêng.
Điều đáng chú ý qua liên hoan cồng chiêng, thống kê cho thấy có gần 50% số nghệ nhân tham gia đều dưới 35 tuổi. Đây là một con số ấn tượng, thể hiện tinh thần tích cực trong vận động và thuyết phục các nghệ nhân, thuyết phục người dân đồng bào các dân tộc quan tâm đến hoạt động văn hóa truyền thống, khích lệ mọi người nhận thức rõ và tham gia sâu vào các hoạt động văn hóa di sản.
Đời sống xã hội ngày một phát triển, quan niệm văn hóa ở nhiều người thay đổi; nhất là thế hệ trẻ, không phải đơn giản để nhắc nhở họ quan tâm những giá trị và nét đẹp truyền thống nữa. Từ những điệu cồng bài chiêng cho đến những bộ sản phẩm giá trị, đều luôn cần những nghệ nhân thể hiện, mà tâm đắc hiểu thấu, diễn đạt thành công.
Nếu không thật lòng quan tâm, yêu thích, trân trọng những tác phẩm, hiện vật cụ thể này, nhất là nếu không biết cách kính ngưỡng những giá trị văn hóa, tâm linh, thần vật ẩn sâu trong tư duy, đời sống các dân tộc đồng bào anh em, chắc chắn sẽ không có được sự kế thừa, học hỏi tiếp nối và đam mê thể hiện.
Cho nên, để phát huy những giá trị bề sâu về văn hóa cồng chiêng trong cuộc sống đương đại, các địa phương như Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung rất cần những sách lược bảo toàn, chăm sóc cụ thể những con người trong cộng đồng.
Cần khơi gợi và thôi thúc một tinh thần hợp tác của nhiều ngành, nhiều tầng lớp trong xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp hoạt động đầu tư văn hóa biểu diễn, từ việc giới thiệu quảng bá các giá trị văn hóa, đến tạo công ăn việc làm, bảo đảm đời sống các nghệ nhân, mới có thể tổ chức, nghiên cứu chuyên sâu văn hóa cồng chiêng thành công tại các địa phương, đặc biệt là qua phát triển du lịch, phát triển nhận thức xã hội về di sản văn hóa phi vật thể.
相关推荐
- Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- Những biến chứng khó lường do thoái hoá khớp
- Bị viêm tụy cấp phải nằm viện suốt 5 tháng do nôn ói sau các bữa ăn
- Việt Nam dừng yêu cầu xét nghiệm Covid
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- Cơ hội đầu tư vào cảng biển du lịch chuyên dụng
- Gần 100 con rận mu làm tổ trên mi mắt người đàn ông
- Rejuvaskin