发布时间:2025-01-26 07:20:36 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Chữ tình ngày lại thêm xuân
“Tôi và Ngài Tổng thống Joe Biden đã thay mặt hai nước thông qua Tuyên bố chung, thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong cuộc họp báo sau hội đàm được phát trên các phương tiện truyền thông báo chí vào chiều muộn 10/9/2023. Còn Tổng thống Biden đã mô tả khoảnh khắc lịch sử giữa hai nước bằng hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Vinh hoa bõ lúc phong trần. Chữ tình ngày lại thêm Xuân một ngày”. Tổng thống Joe Biden còn khẳng định rõ ràng: “Việt Nam là quốc gia quan trọng trên thế giới và trong khu vực”.
Khát vọng đứng đầu Trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu gạo, thuỷ sản, tôm, trái cây, thức ăn chăn nuôi; Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản. Hiện sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp. |
Sự kiện hai nước thông qua Tuyên bố chung, thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững đặt một dấu ấn lịch sử của việc lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ thăm cấp Nhà nước, đàm phán, ký Tuyên bố chung, nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là minh chứng Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị và mong muốn phát triển quan hệ với Việt Nam lên tầm cao mới.
Với việc nâng tầm quan hệ với Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, cũng tạo ra việc lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã có quan hệ Đối tác Chiến lược với tất cả các đối tác quan trọng hàng đầu, trong đó có cả 5 nước Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam còn là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể xác lập và duy trì quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện cùng lúc với cả 3 cường quốc hàng đầu trên thế giới là Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ.
3 tháng sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam, vào tháng cuối cùng của năm 2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam và cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, mở ra giai đoạn mới phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Trung - Việt.
Trong một bài bình luận về sự kiện này đăng tải trên Tân Hoa xã (Trung Quốc) có đoạn viết: “Với khát vọng chung và nỗ lực chung, con tàu hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục “cưỡi gió, đạp sóng” để tiến về phía trước, vì lợi ích của nhân dân hai nước”. Khi mà thương mại giữa Trung Quốc và các đối tác đều giảm, Việt Nam là một trong số ít các đối tác vẫn giữ ổn định thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc duy trì là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 8 của Trung Quốc trên thế giới.
Phải vượt qua được “lời nguyền”
Nông nghiệp tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng ở mức khá cao, khá toàn diện với những kết quả rất ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển, tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, bảo đảm an sinh xã hội - đó là khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, ngày 26/12/2023.
Tổng Bí thư còn nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế; nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Năm 2023, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về thị trường, nhưng GDP toàn ngành nông nghiệp tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, ước đạt 3,83%; giá trị xuất khẩu đạt hơn 53 tỷ USD. Đặc biệt, thặng dư thương mại toàn ngành đạt trên 11 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm gần đây và chiếm trên 42,5% xuất siêu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu rau quả và gạo tăng cao kỷ lục. Những mặt hàng nông sản như gạo hiện nay đã có mặt tại những thị trường yêu cầu khắt khe nhất như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu. Từ những năm bao cấp phải nhập 2 triệu tấn lương thực, hiện Việt Nam đã xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo.
Ảnh minh họa |
Thị trường Trung Quốc dẫn đầu trong nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam với giá trị khoảng 11,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 23,2%. Tiếp đến là thị trường Mỹ chiếm 20,6% với 9,5 tỷ USD; thị trường châu Âu và các thị trường khác 19,5 tỷ USD, chiếm 40%; Nhật Bản 3,5 tỷ USD, chiếm 7,4%; Hàn Quốc và Philippines trên 1,9 tỷ USD, chiếm 1,4%.
Nhưng những con số tăng trưởng muốn bền vững, thì cần phải vượt qua được “lời nguyền” mang tên “được mùa rớt giá”. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thấy “khó khăn và thách thức luôn bám theo nền nông nghiệp, như khi đã xuống giống rồi thì 3 tháng sau đối với hạt gạo, 6 tháng đối với cây trồng, cả năm đối với vật nuôi, đến mùa thu hoạch giá lên hay xuống cũng phải lệ thuộc. Muốn thoát khỏi điều này chỉ có cách phải tổ chức lại sản xuất, không thể tiếp tục tồn tại mãi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Đó là mệnh lệnh để vượt qua lời nguyền.”
Mở ra thời cơ lớn Nhìn lại từ sau Đại hội XIII của Đảng (tháng 1 năm 2021), tình hình thế giới và khu vực đã trải qua những biến động lớn, đứng trước bước ngoặt sang cục diện mới, đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc. Trong bối cảnh như vậy, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam diễn ra sôi động, liên tục, đồng bộ, hiệu quả, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế đất nước. Trên bình diện đa phương, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam đã và đang đảm nhiệm tốt nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng như ASEAN, Liên Hợp quốc, tiểu vùng Mekong, APEC, AIPA, IPU, UNESCO, các Hội nghị Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP), Diễn đàn cấp cao Vành đai và con đường...; đồng thời, đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới như chống biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, gìn giữ hòa bình ở châu Phi, hỗ trợ nhân đạo kịp thời cho các quốc gia chịu thiên tai, xung đột. Việt Nam cũng đã tranh thủ tốt các hiệp định thương mại tự do, các xu thế phát triển mới để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, khoa học - công nghệ, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam trở thành một “điểm sáng” trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới. Tất cả đang mở ra thời cơ lớn để tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phục vụ phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. |
相关文章
随便看看