【stuttgart – bochum】Tâm và tình với bệnh nhân HIV/AIDS
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:34:32 评论数:
Bên cạnh được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút HIV (ARV),ớibệstuttgart – bochum người nhiễm HIV/AIDS ở huyện Phụng Hiệp luôn được quan tâm chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ tiếp cận điều trị. Đây cũng là phương thuốc tinh thần, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
Lấy máu xét nghiệm ở Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp. (Ảnh minh họa).
Khoảng 2 năm trước, chị N.T.T., ở xã Hòa Mỹ, bất ngờ biết được mình nhiễm HIV khi làm các xét nghiệm kiểm tra thai định kỳ. Dù tâm trạng lúc đó rất tệ, nhưng nhờ được cán bộ y tế tư vấn về việc điều trị và dự phòng cho con, chị có một chút niềm tin để hy vọng con mình không bị nhiễm căn bệnh này. Chị T. kể: “Lúc đầu tôi đi làm ở ngoài tỉnh nên điều trị ở đó. Sau khi sinh một tháng, con tôi được xét nghiệm và kết quả âm tính với HIV, điều này khiến tôi càng có động lực để tiếp tục điều trị. Thời gian gần đây, thấy điều kiện sinh sống ở ngoài tỉnh không đảm bảo nên quyết định về quê để ở. Khi về đến đây, tôi cũng dự định vẫn trở lên nơi điều trị cũ để chữa bệnh, nhưng được cán bộ y tế ở huyện tận tình tư vấn, chỉ dẫn và giãi bày nhiều chuyện, tôi đã quyết định chuyển về chữa bệnh trong tỉnh”.
Người cán bộ y tế mà chị T. nhắc đến là chị Nguyễn Thị Phương Hồng Trúc, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS của Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp. Chị T. xúc động: “Chị Trúc không chỉ giải thích mà còn đến nhà thăm, thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe, hỏi thăm hoàn cảnh gia đình. Tôi cảm nhận được sự gần gũi, tận tình với mình dù tôi mắc bệnh HIV, nên an tâm về đây điều trị”.
Với những trường hợp người bệnh đến đây điều trị, chị Trúc đều thông cảm và cố gắng tìm hiểu hoàn cảnh từng người. Chị Trúc chia sẻ: “Bệnh nhân HIV/AIDS khoảng 70% có cuộc sống rất khó khăn. Hiện tại, trên địa bàn huyện có trên 100 bệnh nhân đang được quản lý và đã được điều trị ARV. Hiểu được tâm lý người bệnh rất lo sợ những người xung quanh biết mình bị bệnh HIV, nên trong thăm nom, vãng gia tại nhà người bệnh tôi rất linh hoạt. Khi nào có đi công tác thì ghé thăm bệnh nhân hay không đến được thì hỏi thăm qua điện thoại. Mình tạo được sự an tâm, tin tưởng của người bệnh nên cũng dễ dàng trong tiếp cận, bệnh nhân có gì cũng chia sẻ với mình. Nhờ vậy mới biết được người bệnh cần gì để giúp đỡ”. Hầu hết số điện thoại của bệnh nhân HIV, chị Trúc đều lưu lại để tiện thăm hỏi. Nhờ hiểu được tâm lý bệnh nhân đặc biệt của mình và có một tấm lòng thương yêu người bệnh, người cán bộ y tế này lâu nay là điểm tựa tinh thần của bệnh nhân HIV/AIDS.
Không chỉ có chị Trúc, anh Lương Văn Mỹ, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS xã Phương Bình, cũng là người bạn chân thành, gần gũi với bệnh nhân HIV/AIDS ở xã. Nhờ thường xuyên thăm hỏi nên anh biết rất rõ về bệnh nhân của mình. Anh Mỹ cho biết: “Tiếp cận bệnh nhân đòi hỏi phải thân thiện, đa số bệnh nhân tiếp cận được, nhưng cũng có người nhiễm luôn muốn che giấu. Ở đây, nhiều người nhiễm HIV mắc bệnh khi đi làm ăn xa, rồi về quê hương xứ sở. Thăm hỏi bệnh nhân không nhất thiết phải đến nhà, mà có thể qua uống cà phê, gọi điện thoại, bằng nhiều phương pháp khác. Cái khó của mình là ở địa phương nên bệnh nhân ngại, nhưng đôi khi cán bộ huyện, tỉnh lại tiếp cận thì được”. Những trường hợp địa phương không đến tư vấn được, anh Mỹ nhờ cán bộ của huyện trợ giúp. Xã đang quản lý 18 bệnh nhân HIV còn sống, trong tổng số 34 bệnh nhân HIV của xã từ trước đến nay.
Khi mới biết mình nhiễm HIV, nhiều bệnh nhân tuyệt vọng, tinh thần suy sụp. Nhưng nhờ được cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS huyện, xã quan tâm tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn dần dần đã ổn định tinh thần trở lại. Với cái tâm và trách nhiệm, nhiều cán bộ y tế huyện Phụng Hiệp được đánh giá cao trong thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS. Ông Trần Kim Long, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, nhận định: “Với sự nỗ lực cố gắng, làm việc với cái tâm, nhiệt tình của tập thể cán bộ, nhân viên y tế huyện đã giúp bệnh nhân được chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV tốt hơn. Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS và phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng”.
Nhờ sự gắn bó từ cán bộ huyện, xã nên công tác chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân HIV ở huyện Phụng Hiệp luôn đạt thành tích tốt được khen ngợi.
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM