会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【f88 nhà cái đến từ châu âu】Thủ tướng chỉ thị phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững!

【f88 nhà cái đến từ châu âu】Thủ tướng chỉ thị phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

时间:2025-01-25 14:44:33 来源:88Point 作者:Thể thao 阅读:841次

Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 23/2/2024 về phát triển du lịch (DL) toàn diện,ủtướngchỉthịphttriểndulịchtondiệnnhanhvbềnvữf88 nhà cái đến từ châu âu nhanh và bền vững thời gian tới.

Năm 2023, Việt Nam tiếp tục đạt nhiều Giải thưởng DL thế giới, như: lần thứ 5 được bình chọn là Điểm đến hàng đầu châu Á, lần thứ 4 được bình chọn là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới, lần thứ 2 liên tiếp được bình chọn Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á.

Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, DL Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia. Sau giai đoạn bị đình trệ do chịu tác động bởi dịch COVID-19, đến nay, DL Việt Nam đã từng bước khôi phục trở lại, đặc biệt là hoạt động DL nội địa, đạt được một số kết quả tích cực.

Bên cạnh kết quả đạt được, DL Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải nỗ lực khắc phục, như: (i) Cơ chế, chính sách, pháp luật cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với bối cảnh mới, trong quản lý, vận hành các khu, điểm DL; (ii) Lượng khách DL quốc tế đến trong năm 2023 mới chỉ đạt khoảng 70% so với năm 2019; chi tiêu cho mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ DL khác còn thấp; (iii) Liên kết phát triển DL giữa các Bộ, ngành, địa phương, nhất là về quản lý, quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm, nhân lực chưa thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ;...

Ngoài ra, DL Việt Nam vẫn đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức, đó là: (i) Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; (ii) Nhu cầu DL thế giới đang thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, nguyên vẹn), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi); (iii) Tác động bất lợi từ những bất ổn chính trị, xung đột, thiên tai, kinh tế tăng trưởng chậm tại các thị trường truyền thống; (iv) Cạnh tranh trong khu vực, quốc tế ngày càng gay gắt; (v) Biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan và triều cường tác động ngày một lớn tới hoạt động DL...; đòi hỏi ngành DL và cộng đồng doanh nghiệp phải thực sự đổi mới tư duy, cách tiếp cận và cách làm.

Định hướng phát triển xuyên suốt của DL Việt Nam đã được nêu rõ trong Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ là “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh, sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”. 

Thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương và các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trong lĩnh vực DL cần nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy phát triển DL Việt Nam một cách toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “Liên kết chặt chẽ - Phối hợp nhịp nhàng - Hợp tác sâu rộng - Bao trùm toàn diện - Hiệu quả bền vững”.

Ảnh minh họa.

Hình thành chuỗi giá trị DL, liên kết DL quốc gia và toàn cầu 

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành DL để phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan với cách tiếp cận toàn diện, toàn cầu, toàn dân theo tinh thần: “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy - Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới - Sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân, doanh nghiệp”; tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội để phát triển hệ sinh thái DL nhanh, toàn diện, bền vững, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng và UBND các cấp trong việc chỉ đạo phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường khả năng thực thi của cấp dưới; tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong hợp tác công - tư; kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tích cực kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh DL đã được cắt giảm, đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng đầu vào của ngành DL, hình thành chuỗi giá trị DL, liên kết DL quốc gia và toàn cầu đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Hình thành nhiều doanh nghiệp DL có thương hiệu mạnh

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, tăng cường quản lý nhà nước về DL trên địa bàn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển DL toàn diện, nhanh và bền vững; tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ DL thực hiện nghiêm việc niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật mọi hành vi vi phạm, kể cả việc tạm dừng kinh doanh, rút giấy phép; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tiếp tay, bao che các hành vi vi phạm, trục lợi từ việc chèo kéo, ép giá, quảng cáo sai sự thật... trong hoạt động kinh doanh DL.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp DL có thương hiệu mạnh; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh DL ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số và tiếp cận các nguồn vốn.

Triển khai hiệu quả các mô hình quản trị, hợp tác công - tư trong phát triển DL trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm huy động hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn đầu tư cho phát triển DL.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, cảnh quan tự nhiên độc đáo cho phát triển DL bền vững. Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách DL, chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng môi trường DL văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách theo phương châm “Mỗi người dân là một đại sứ DL”.

Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương để hình thành các động lực tăng trưởng DL theo phương châm “một cung đường - nhiều điểm đến”, hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm DL đặc thù của từng địa phương; hợp tác chặt chẽ trong đầu tư, phát triển sản phẩm, truyền thông, quảng bá và triển khai các chiến dịch kích cầu DL;...

Tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ chân khách DL

Bộ VH-TT&DL, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về DL có trách nhiệm khẩn trương xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước Chương trình hành động DL xanh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023, trong đó tập trung vào một số hoạt động cụ thể: Diễn đàn thường niên DL xanh quốc gia, phát triển sản phẩm DL xanh gắn với hình thành cộng đồng doanh nghiệp DL có trách nhiệm xã hội; thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi, đánh giá và cấp chứng chỉ DL bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng DL bền vững toàn cầu (Global sustainable tourism council - GSTC) cho các cơ sở DL, khách sạn; nghiên cứu xây dựng hệ thống chứng nhận DL xanh đạt chuẩn quốc tế về sản phẩm và thương hiệu điểm đến DL Việt Nam.

Chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá DL; tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ chân khách DL; chú trọng phát triển và khai thác phân khúc thị trường khách theo các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh, như: DL hội nghị - hội thảo - sự kiện, DL gôn, DL về đêm, DL cộng đồng, DL nông thôn, DL ẩm thực, sức khỏe...

Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án thành lập Văn phòng xúc tiến DL ở nước ngoài; phát huy vai trò của các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài trong xúc tiến, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người và DL Việt Nam.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đẩy mạnh khai thác DL bằng đường biển, đường bộ; xây dựng các chính sách phù hợp để thúc đẩy DL đường sắt; tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giao tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực DL.

Chủ trì, phối hợp với Bộ TT-TT, các địa phương phát triển cơ sở dữ liệu về quản trị và kinh doanh DL trên nền tảng số dùng chung; xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái DL thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực DL gắn với chuyển đổi số.

Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đề xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển toàn diện, đồng bộ ngành DL (về thuế, đất đai, cơ chế phối hợp) để xây dựng điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện, môi trường vệ sinh xanh, sạch, đẹp.

Hướng dẫn các địa phương phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với các sản phẩm DL sáng tạo, đặc thù, có tính liên vùng, liên địa phương để thu hút và giữ chân du khách; phát triển đồng bộ cả DL bình dân, cao cấp và đặc biệt cao cấp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa để thúc đẩy DL.

Xem xét thí điểm việc cấp thị thực cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách DL quốc tế

Bộ Công an đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học - công nghệ và triển khai áp dụng các giải pháp về tự động hóa trong giải quyết thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú và DL an toàn tại Việt Nam; chủ trì nghiên cứu đề xuất và áp dụng thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh trực tuyến thông qua nhận diện khuôn mặt (FaceID) và hộ chiếu điện tử (E-Passport) để tạo sự thuận lợi, nhanh chóng cho khách DL.

Xem xét thí điểm việc cấp thị thực cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách DL quốc tế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 2/2024.

Chủ trì, phối hợp với Bộ VH-TT&DL, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi: về xuất cảnh, nhập cảnh có điều kiện đối với một số thị trường quốc tế truyền thống, tiềm năng, có trình độ phát triển cao, chi tiêu DL lớn và thời gian lưu trú dài ngày vào các địa bàn DL trọng điểm của Việt Nam và những địa phương có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận lợi; mở rộng danh sách miễn thị thực đơn phương; thí điểm miễn thị thực trong thời gian ngắn hạn (từ 6 - 12 tháng) cho khách DL từ một số thị trường có quy mô lớn, chi tiêu cao; thí điểm cấp thị thực dài hạn, nhập cảnh nhiều lần (12 - 36 tháng) để thu hút các phân khúc thị trường khách DL cao cấp, khách nghỉ hưu có khả năng chi tiêu cao đến từ một số thị trường mục tiêu như châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Ấn Độ và một số nước khu vực Trung Đông.

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp DL trong việc chuyển đổi các hoạt động phù hợp với DL trong tình hình mới

Ban Chỉ đạo Nhà nước về DL, Ban Chỉ đạo phát triển DL các địa phương chỉ đạo và chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động sát thực tiễn, bảo đảm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy lợi thế phát triển DL. Duy trì, điều phối sự hợp tác, liên kết của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trong phát triển DL. Kịp thời chỉ đạo xử lý những khó khăn vướng mắc, đề xuất chính sách mới phù hợp với thực tiễn đất nước, xu hướng phát triển của thế giới.

Hiệp hội DL Việt Nam, Hiệp hội DL các địa phương phát huy mạnh mẽ vai trò kết nối cộng đồng doanh nghiệp DL với các hiệp hội, hội ngành nghề khác liên quan, tham vấn với cơ quan có thẩm quyển; đồng thời phát huy vai trò chủ động trong việc tham gia, tổ chức các hoạt động xây dựng sản phẩm DL, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng nghề của đội ngũ lao động DL và các hoạt động quảng bá, xúc tiến DL.

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp DL trong việc chuyển đổi các hoạt động phù hợp với DL trong tình hình mới, đẩy mạnh hoạt động để phục hồi và phát triển nhanh DL Việt Nam; kịp thời tổng hợp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp DL để đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Bảo đảm chất lượng dịch vụ, tôn trọng quyền lợi của khách hàng và cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh

Các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ DL và cộng đồng doanh nghiệp DL phát huy tính năng động, sáng tạo, vai trò động lực, chủ động, tham vấn trong phục hồi DL. Đẩy mạnh kết nối, hợp tác hỗ trợ, cùng nhau vượt qua khó khăn. Đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo.

Thực hiện đúng nội dung theo hợp đồng đã ký kết, bảo đảm chất lượng dịch vụ, tôn trọng quyền lợi của khách hàng và cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Chủ động nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tích cực tham gia các chương trình xúc tiến DL quốc gia, chương trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để DL Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Đề cao ý thức, trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Các doanh nghiệp DL, người dân tham gia kinh doanh các dịch vụ có liên quan đến DL (dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và các dịch vụ khác) phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế với Nhà nước và các quy định của pháp luật, của ngành, đảm bảo an toàn cho khách DL, nâng cao thương hiệu DL Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phát triển DL theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý; tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, quá trình thực hiện phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ VH-TT&DL; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về Bộ VH-TT&DL để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng giao Bộ VH-TT&DL giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Theo chinhphu.vn

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
  • Tiến tới Đại hội XIII của Đảng: Nhiều chính đảng Mỹ Latinh gửi thông điệp chào mừng
  • Tập trung các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô
  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri doanh nghiệp
  • Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
  • Đại hội XIII của Đảng: Vững bước trên con đường đã chọn, không ngả nghiêng, dao động
  • Thủ tướng tiếp xúc song phương bên lề Diễn đàn ‘Vành đai và Con đường’
  • Đâu là giải pháp hòa bình cho Myanmar ?
推荐内容
  • 'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
  • Chính phủ sẵn sàng đón nhận những đề xuất mới chưa có tiền lệ
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
  • "Chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, thoả mãn với những kết quả đã đạt được"
  • Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
  • Phó Thủ tướng: Chức năng của Ủy ban không phải là kinh doanh vốn