【nhận định kèo ý】Hẹn nhau ngày hội

Chăm chút cho ngày vui

Hiện ra trước mắt chúng tôi là “ruộng lúa”,ẹnnhaungàyhộnhận định kèo ý “ao cá”, giàn bầu, xe đạp nước… những khung cảnh gợi nhớ về miền quê trong ký ức của bao người. Trong khuôn viên nhỏ nhắn của ngôi nhà số 4/8 đường Tú Xương (Tp. Huế),  các tiểu cảnh ấy đã được chăm chút từ những ngày tháng trước “chờ đến” khai hội dịp Festival Huế.

“Khóm lúa kia được mua từ lúc làm đòng, đem về ươm trồng. Còn xe đạp nước là của một nhà nông ở Thủy Thanh, được mua lại mấy chục năm rồi đó”, chị Nguyễn Thị Hoài Thu vừa dẫn tôi đi vừa trò chuyện. Còn mệ Én (76 tuổi) thướt tha trong tà áo dài tím đang chỉnh lại nếp gấp của chiếc khăn bàn, nói: “Đêm ni sẽ có nhiều người quay về, vui lắm. Mệ già rồi nhưng khi mấy đứa liên lạc để tham gia mệ nhận lời ngay. Hòa vào hoạt động ni làm mệ trẻ lại”.

Không gian "Về với Hương quê"

Quay về 

18 năm qua, mỗi khi Festival Huế khai hội cũng là lúc “Hòa nhịp Festival” của “nhóm” chị Thu chính thức bắt đầu. Hoạt động này nhằm kết nối những anh chị em ngày trước sinh hoạt trong gia đình Phật tử Tây Lộc. Cuộc sống khiến họ đi muôn phương nhưng khi pháo hoa của Festival Huế khai hội, họ lại quay về. Trong cái ôm thật chặt, những người con xa Huế, từ Bình Dương, Sài Gòn hay tận trời Anh, Mỹ, Úc… chọn dịp Festival để quay về bởi họ “yêu Huế”, yêu quê mẹ.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn là một câu chuyện khác, ông luôn âm thầm cho công việc “triển lãm” của mình. Mỗi dịp Festival là một lần ông cùng những người bạn quay về Huế, triển lãm, trưng bày để công chúng và du khách được thưởng thức những dư vị của văn hóa trong đại tiệc văn hóa Festival Huế.

Thưởng thức món ăn dân dã

Nhìn rộng hơn, Festival Huế là điểm hẹn để những người con Huế, yêu Huế trở về. Về Huế, để lại được đặt chân lên mảnh đất mà tuổi thơ chân trần chạy khắp ngõ xóm, con đường; về Huế để lại được nghe thoải mái chất giọng địa phương, mô, tê, răng, rứa; về Huế để được cảm nhận sự “dỗi hơn” của cơn mưa mùa hạ...

Nhưng sâu xa hơn, người Huế xa quê không muốn lỡ dịp vui của quê mẹ. Festival Huế, vô hình chung, đã trở thành sợi dây gắn kết “níu tay nghìn trùng” những người con xa quê. Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán đã xúc động thưa rằng mỗi lần trở về Huế là một niềm vui vô bờ, được đặt chân lên đất Huế để hát lên những ca khúc của người anh mình là một vinh dự lớn lao bởi nhạc của anh trai bà được nuôi dưỡng từ hơi thở Huế.

Huế sẽ trở về nhịp sống bình yên vốn có sau ngày hội, những người con xa quê trở lại công việc thường ngày với dư vị của niềm thương ngày hội. Sau những dịp Festival, đã có nhiều dự định, kế hoạch làm cho Huế đẹp hơn, “phát triển kiểu Huế” trong xu thế phát triển chung của cả nước. Những bàn tay đã “ôm Huế vào lòng” ngày gian khó đang tiếp tục đồng hành cùng Huế phát triển. Nhưng sẽ hạnh phúc và tuyệt vời hơn khi những người con yêu Huế, xa Huế kiến thiết và xây dựng thành phố này bởi mảnh đất ấy có hơi thở, ký ức, niềm vui và cả nỗi buồn trong cuộc đời họ. 

Bài, ảnh:Thành Nhân

Cúp C1
上一篇:Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
下一篇:Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng