当前位置:首页 > World Cup

【giải vô địch quốc gia bỉ các đội】Tăng cường giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm 

Báo Cà Mau(CMO) Trong “cơn bão” thực phẩm bẩn hiện nay, các bà nội trợ thực sự hoang mang khi không thể phân biệt đâu là thực phẩm sạch, thực phẩm có nhiễm hoá chất. Có lẽ chưa bao giờ, việc đi chợ trở nên khó khăn như hiện nay.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hằng ngày, hằng giờ, người tiêu dùng liên tục nhận được những thông tin về những thứ mà họ đang ăn, uống đã và đang được “tẩm” nhiều chất độc hại. Chẳng hạn: thịt tiêm chất tạo nạc, bơm nước bẩn, rau “uống” thuốc tăng trưởng, hoá chất, trái cây được “tắm” chất bảo quản, rau củ quả được “bón” thêm phân hoá học, thuỷ hải sản được “bơm” thêm tạp chất...

Kiểm tra thực phẩm tại khu đông lạnh hệ thống Siêu thị Co.op mart Cà Mau.

Tranh thủ “đi chợ” tại siêu thị Co.op mart Cà Mau những ngày cuối tuần, chị Lâm Ngọc Liễu, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, cho biết: “Do công việc bận rộn nên tôi dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh để dùng dần. Đa phần thịt, rau, củ đều được mua tại siêu thị, không thì “chọn mặt gửi vàng” từ các mối bạn hàng tin tưởng. Riêng các loại rau nêm thì gia đình tự trồng, mỗi loại một ít vừa đảm bảo chuẩn rau sạch, lại có thể dùng bất cứ lúc nào khi cần”.

Nói về tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, ông Trần Bé Ngoan, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết: “Quá trình từ sản xuất một sản phẩm đến tay người tiêu dùng trải qua nhiều giai đoạn như: sản xuất giống, nuôi trồng, thu mua, chế biến, giết mổ, đưa ra thị trường tiêu thụ. Ở tất cả các khâu trên rất dễ dàng trà trộn thực phẩm kém chất lượng, bẩn, hoá chất. Chính vì thế, ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm là một cuộc chiến lâu dài, cần sự phối hợp từ nhiều phía, nhưng quan trọng nhất vẫn là nhà cung ứng, người trực tiếp sản xuất thực phẩm”.

“Chạy theo lợi nhuận, thiếu hiểu biết, cố tình lạm dụng hoá chất để sinh lợi, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực phẩm bẩn ung dung đi vào bữa ăn của người Việt. Hầu hết các hộ chăn nuôi, trồng trọt vẫn mang nặng tư tưởng “trồng rau 2 luống, nuôi lợn 2 chuồng”, tức có sự phân chia, chọn lựa trong quá trình sản xuất, nuôi để ăn riêng, nuôi để bán riêng, không quan tâm đến sức khoẻ của người khác mặc dù các loại thực phẩm đều được gắn mác “rau sạch, thực phẩm sạch, rau đồng…”. Thực trạng này xảy ra rất phổ biến ở cả nông thôn lẫn thành thị”, ông Ngoan nhận định.

Nhiều năm trở lại đây, để cảnh giác người tiêu dùng trước vấn nạn thực phẩm bẩn, ngăn chặn các cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi gian lận trong sản xuất, mua bán thực phẩm, Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường kiểm soát, thanh kiểm tra các cơ sở bằng cách thành lập nhiều đoàn kiểm tra hưởng ứng tháng an toàn vệ sinh thực phẩm trên toàn quốc, chủ đề được linh hoạt thay đổi theo từng năm.

Trong năm 2018, Sở Y tế Cà Mau đã và đang tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng tập trung đầu mối, làm rõ trách nhiệm, hiệu quả bằng việc tập huấn, phân công, tăng cường năng lực, điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý an toàn thực phẩm ở các địa phương.

Ông Ngoan phấn khởi cho biết: “Đội ngũ kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm đã được tăng lên đáng kể, họ chính là cánh tay nối dài của chúng tôi. Bằng các kiến thức, sự am hiểu đặc tính canh tác, tập tục sản xuất, nuôi trồng của từng hộ gia đình, cán bộ chính quyền sẽ dễ dàng rà soát được mức độ, thực trạng an toàn thực phẩm tại địa phương mình. Đối với những trường hợp vi phạm nặng, chính quyền địa phương hoàn toàn có quyền xử phạt hay tạm giữ nguồn hàng, sản phẩm để phục vụ công tác kiểm nghiệm về sau, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm một cách tuyệt đối và an toàn nhất”.

Riêng đối với các mô hình sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh nguồn thực phẩm sạch, truyền thống tại địa phương sẽ được quảng bá, khích lệ sản xuất để người tiêu dùng biết và tìm đến mua, đẩy nhanh tiến độ bày trừ thực phẩm bẩn một cách hiệu quả và lâu dài./.

Nhi Nhi 

分享到: