Không để xảy ra lợi ích nhóm trong cổ phần hóa,áchthulợinhuậncổtứcđượcchiachophầnvốnnhànướcđầutưtạidoanhnghiệbxh vđqg phần lan thoái vốn cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước | |
Thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư: Lợi ích thấy rõ | |
Doanh nghiệp nhà nước đầu tư hơn 12 tỷ USD ra nước ngoài |
Bộ Tài chính đang ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về thu lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Ảnh Internet. |
Cách xác định lợi nhuận sau thuế
Theo dự thảo Thông tư, doanh nghiệp phải thực hiện nộp ngân sách nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ (là các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Chương I Thông tư này (bao gồm cả các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh).
Dự thảo cũng quy định rõ, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp là lợi nhuận được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán (đã được trừ đi các khoản chi không được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán) sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của pháp luật thuế, trừ đi các khoản phân phối, trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Cùng với đó, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc đối tượng nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ có trách nhiệm thu lợi nhuận sau thuế còn lại của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ và cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của công ty mẹ.
Riêng đối với lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, căn cứ quy chế tài chính của các công ty con do công ty mẹ ban hành, hàng năm công ty mẹ có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính và quyết định việc phân phối, sử dụng lợi nhuận sau thuế tại các công ty con để tiến hành thu lợi nhuận sau thuế của các công ty con.
Các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ về công ty mẹ, công ty mẹ hạch toán doanh thu tài chính theo cùng niên độ tài chính để xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Còn đối với cổ tức, lợi nhuận được chia của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, dự thảo nêu rõ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạch toán các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên vào doanh thu tài chính, xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp theo quy định.
Thời điểm hạch toán cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là thời điểm nhận được thông báo chia cổ tức, lợi nhuận của Hội đồng quản trị (đối với cổ tức được chia tại công ty cổ phần) hoặc Nghị quyết của Hội đồng thành viên đã được các thành viên thông qua có hiệu lực thi hành (đối với lợi nhuận được chia tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
Dự thảo Thông tư cũng quy định về việc thu vào ngân sách nhà nước đối với cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương làm đại diện chủ sở hữu.
Theo đó, cổ tức và lợi nhuận được chia phải nộp ngân sách nhà nước bao gồm: số cổ tức được chia trong năm tài chính (bao gồm cả số cổ tức của năm tài chính tạm chia trong năm và số cổ tức các năm trước được chia trong năm tài chính) cho phần vốn nhà nước theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; số lợi nhuận được chia trong năm tài chính (bao gồm cả số lợi nhuận của năm tài chính tạm chia trong năm và số lợi nhuận của các năm trước được chia trong năm tài chính) cho phần vốn nhà nước theo Quyết định của Hội đồng thành viên của công ty trách nhiện hữu hạn hai thành viên trở lên.
Quy định về phân chia ngân sách nhà nước
Đối với việc phân chia ngân sách nhà nước, dự thảo nêu rõ lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước, cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm đại diện chủ sở hữu được phân chia 100% cho ngân sách Trung ương. Doanh nghiệp thực hiện nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại Sở giao dịch kho bạc nhà nước Trung ương.
Căn cứ thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước do Kho bạc nhà nước truyền sang, Tổng cục Thuế thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế để thực hiện kế toán theo dõi thu nộp thuế đối với người nộp thuế và lập báo cáo kế toán thuế.
Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp địa phương; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do địa phươnglàm đại diện chủ sở hữu đượcphân chia 100% cho ngân sách địa phương. Doanh nghiệp thực hiện nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Tại dự thảo, Bộ Tài chính cũng quy định, khai, nộp và xử lý vi phạm về nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và nộp cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương làm đại diện chủ sở hữu: thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.