【nhận định midtjylland】Thủ tướng: Xây dựng kinh tế số là trọng tâm tái cấu trúc kinh tế

时间:2025-01-24 23:43:41来源:88Point 作者:Cúp C1

thu tuong xay dung kinh te so la trong tam tai cau truc kinh te

DN được coi là trung tâm,ủtướngXâydựngkinhtếsốlàtrọngtâmtáicấutrúckinhtếnhận định midtjylland động lực phát triển của công nghiệp thông minh. Ảnh: Nguyễn Thanh

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc và báo cáo tổng thể Hội thảo “Định hình và phát triển nền sản xuất công nghiệp thông minh trong tương lai” diễn ra sáng 5/12, tại Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Thế giới ngày nay đang chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển bùng nổ của các công nghệ xuyên ngành thế hệ mới, mở ra một thời đại phát triển mới của loài người gắn với trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (IoT) cùng sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế số.

Các quốc gia trên thế giới đều có những đối sách khác nhau nhằm tận dụng được xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, như: Chương trình công nghiệp 4.0 của Đức, chương trình hợp tác sản xuất tiên tiến của Mỹ với sáng kiến “Cộng đồng công nghiệp internet”...

Hầu hết các nước phát triển và đang phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đều đã đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế số, thúc đẩy công nghiệp thông minh. Nhiều tập đoàn như Alibaba, Facebook, Amazon… đã trở thành những “người khổng lồ” trong thương mại điện tử, mạng xã hội và có tác động lan tỏa, kết nối mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu.

Tại Việt Nam hiện nay, đa số các dịch vụ công đã chuyển sang trực tuyến (88%), trong đó hơn 10% đã ở mức độ 3 và 4. Việt Nam đã cơ bản phủ sóng 4G với trên 4.000 trạm phát sóng và hơn 95% dân số được phủ sóng; khoảng 52 triệu người dùng internet, chiếm 54% dân số (đứng thứ 5 ở châu Á-Thái Bình Dương) và khoảng 55% người Việt sử dụng điện thoại thông minh (smart phone). Đây là nền tảng quan trọng giúp Việt Nam nắm bắt nhanh chóng những thành tựu công nghệ mới.

Số DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng gần gấp đôi, từ 1.800 năm 2016 lên trên 3.000 năm 2017. Cùng với khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đã hoạt động tại Việt Nam, các tập đoàn, ngân hàng lớn và các nhà đầu tư tích cực tham gia huy động, sử dụng nguồn lực tài chính lớn cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo...

Tuy nhiên, ngoài cơ hội, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là nhiều ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày… sẽ thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng tự động hóa, robot hóa, ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động.

Ngoài ra, sự tiếp cận với công nghiệp thông minh còn thiếu tính kết nối và chưa có sáng tạo, đột phá. Trình độ công nghệ của nền kinh tế xuất phát điểm còn khiêm tốn, chưa đồng đều, nhiều ngành, lĩnh vực còn lạc hậu. Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, dư thừa lao động trình độ thấp, NK công nghệ lạc hậu, mất an toàn, an ninh thông tin, đồng thời chịu tác động nhiều mặt về văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, DN Việt Nam phần lớn là nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới. Nhiều DN còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng mô hình tổ chức kinh doanh. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và đứng trước áp lực lớn về nguồn lực để chuyển đổi, đổi mới sáng tạo, tạo đột phá.

“Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là tập trung xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo Thủ tướng, thời gian tới, một số nội dung trọng tâm cần triển khai là tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật cho phát triển nền kinh tế số, công nghiệp thông minh; xây dựng chiến lược tổng thể về chuyển đổi số và cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đồng thời, phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế số, biến lợi thế dân số vàng thành lợi thế về năng lực số trong hội nhập và phân công lao động quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam có đội ngũ trên 1 triệu nhân lực công nghệ số trình độ cao…

“Cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN và người dân cần chung tay, vào cuộc trong phong trào đổi mới, sáng tạo, chủ động nắm bắt và khai thác có hiệu quả các cơ hội to lớn mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. DN vừa là trung tâm, vừa và động lực phát triển của công nghệ mới, công nghiệp thông minh và trong thương mại hóa, ứng dụng thành công các thành tựu khoa học-công nghệ vào thực tiễn đời sống. Các DN phải có tầm nhìn, mơ ước lớn vượt ra biên giới quốc gia, đưa sản phẩm và dịch vụ sản xuất tại Việt Nam chinh phục thị trường trong nước, thế giới”, Thủ tướng nói.

Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay: Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, để tiếp cận thành công cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam cần xây dựng thế mạnh và giá trị cốt lõi dựa trên nhân tố đột phá là đổi mới sáng tạo.

Theo đó, Nhà nước cần chủ động hơn trong phối hợp với DN, đặt DN là trung tâm trong xây dựng chính sách, nhất là chính sách hướng tới phát triển công nghiệp 4.0, chính sách hỗ trợ lãi suất cho DN chuyển đổi số hóa, chuyển giao và đổi mới công nghệ. Ở góc độ của mình, các DN cũng cần chủ động hơn với Chính phủ, chia sẻ với chính phủ về nguồn lực để phát triển hạ tầng cũng như các tiềm lực khoa học, công nghệ.

“Trên thực tế, phải quyết liệt phát triển một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh chiến lược ở tầm quốc gia; đồng thời có chiến lược hợp tác cụ thể với các quốc gia đi đầu trong khu vực để phát triển thế mạnh của mình, tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, ông Dương nhấn mạnh.

相关内容
推荐内容