【sjk seinajoki】Rút ngắn thời gian đưa hàng cứu trợ tới vùng khó khăn

时间:2025-01-10 07:43:26 来源:88Point

rut ngan thoi gian dua hang cuu tro toi vung kho khan

Hàng hoá dự trữ luôn được kiểm tra,útngắnthờigianđưahàngcứutrợtớivùngkhókhăsjk seinajoki bảo quản an toàn chất lượng đúng quy định. (Ảnh: T.HẰNG)

Đảm bảo nguồn hàng dồi dào

Năm 2015, Tổng cục DTNN đã tiến hành rà soát các thủ tục liên quan đến mua, bán hàng DTQG, theo đó, đề nghị Bộ Tài chính bãi bỏ 9 thủ tục đã được công bố công khai và ban hành mới 7 thủ tục hành chính (trong đó, có 1 thủ tục hành chính cấp Trung ương và 6 thủ tục cấp địa phương) phù hợp với quy định của Bộ Tài chính.

Ghi nhận những nỗ lực của ngành DTQG, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho rằng, thời gian qua Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) đã chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc các bộ, ngành để triển khai công tác quản lý hàng DTQG. Đặc biệt, trong việc trình Thủ tướng Chính phủ xuất cấp, sử dụng hàng DTQG nhằm khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, phòng chống dịch bệnh và cứu đói cho nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh và phúc lợi xã hội.

Trong năm 2015, Chính phủ đã có các quyết định xuất cấp hàng DTQG cho các địa phương để cứu trợ, hỗ trợ cho nhân dân, với tổng giá trị hàng đã xuất cấp khoảng 1.355 tỷ đồng. Theo đó, Tổng cục DTNN đã xuất trên 107.000 tấn gạo (trong đó: 32.954 tấn gạo cứu trợ cho nhân dân dịp tết Nguyên đán và cứu đói thời kỳ giáp hạt; 3.411 tấn hỗ trợ trồng rừng; 69.593 tấn gạo hỗ trợ cho học sinh vùng khó khăn). Ngoài ra, Tổng cục DTNN hoàn thành việc xuất cấp vật tư cứu hộ cứu nạn gồm: Nhà bạt cứu sinh các loại; xuồng các loại; phao áo cứu sinh; phao tròn cứu sinh; bè cứu sinh nhẹ và thiết bị chữa cháy rừng để hỗ trợ cho các bộ, ngành và địa phương phục vụ công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

"Số lượng hàng DTQG đã xuất cấp đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và phân bổ đúng đối tượng. Hàng hoá được vận chuyển kịp thời đến các địa phương được cứu trợ, hỗ trợ góp phần giúp các đơn vị Quân đội, Công an thực hiện nhiệm vụ, đồng bào kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu đói. Hàng DTQG đã kịp thời hỗ trợ học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cắp sách tới trường, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và phục vụ tốt nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN cân đối sức chứa của kho tàng, nguồn nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa đang bảo quản lưu kho an toàn. Theo đó, Tổng cục DTNN đã triển khai ứng dụng công nghệ bảo quản thóc theo công nghệ mới chuyển giao, đảm bảo chất lượng hàng DTQG xuất kho theo đúng quy định"- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN Lê Văn Thời cho biết.

Tuy nhiên, theo Tổng cục DTNN, năm 2015 công tác dự trữ gặp khó khăn khi quy mô DTQG ngày càng có xu hướng giảm. Nếu như tổng trị giá hàng DTQG năm 2011 chiếm 0,33% GDP, năm 2012 chiếm khoảng 0,28% GDP, năm 2013 đạt khoảng 0,24% GDP, năm 2014 khoảng 0,22% GDP thì đến nay, tổng mức DTQG chỉ chiếm khoảng 0,21 % GDP, rất thấp so với mục tiêu Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 đề ra đến năm 2015 tổng mức DTQG đạt 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP.

"Với tổng mức DTQG như hiện nay thì việc chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất cấp bách về khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng còn hạn chế, nhất là khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và tình hình an ninh quốc phòng diễn biến phức tạp"- Tổng cục DTNN chỉ ra.

Mặt khác, chỉ tiêu kế hoạch DTQG được giao hàng năm còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ (nhất là các mặt hàng an ninh, quốc phòng). Trong khi đó, việc nhập vật tư, thiết bị thuộc chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 và của các năm trước chuyển qua đạt kết quả thấp là do đa số vật tư, thiết bị nhập kho dự trữ đều là những mặt hàng ít phổ biến trên thị trường; một số mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng cao nên trong nước chưa sản xuất được (phải nhập khẩu).

Trong điều kiện nguồn kinh phí hạn chế, Tổng cục DTNN đã vận dụng, kịp thời các giải pháp như: Báo cáo Bộ Tài chính cho ứng vốn mua hàng DTQG; Chỉ đạo các đơn vị, thỏa thuận với các nhà thầu chấp nhận mua hàng theo phương thức trả chậm; Tăng cường các biện pháp quyết liệt để đẩy mạnh việc bán hàng DTQG nhằm thu hồi vốn tạo nguồn mua hàng mới.

Năm chất lượng hàng dự trữ

Năm 2016 được Tổng cục DTQG xác định là năm chất lượng hàng DTQG và để thực hiện mục tiêu này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí yêu cầu Ngành phải giám sát chặt chẽ nhiệm vụ quản lý chất lượng hàng hóa thông qua kiểm tra hàng hóa ngay từ khi nhập kho, trong quá trình bảo quản và xuất kho. Tổ chức, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác bảo quản hàng DTQG. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật cho hàng DTQG được giao quản lý.

Mặt khác, Tổng cục DTNN tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách quản lý DTNN, trong đó tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật DTQG; hoàn thiện trình Bộ Tài chính ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các mặt hàng do Tổng cục DTNN trực tiếp quản lý. Tiếp tục thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về DTQG để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bởi thực tế hiện nay quy trình xuất cấp các mặt hàng DTQG nhất là các mặt hàng phòng chống thiên tai, dịch bệnh còn nhiều thủ tục hành chính, dẫn đến việc xuất cấp hàng chưa kịp thời. Nhiều địa phương đề xuất nhu cầu xuất cấp từ nguồn DTQG chưa sát với thực tế, lượng tồn kho nhiều mặt hàng hiện còn hạn chế không chủ động đáp ứng được yêu cầu xuất cấp (như hàng an ninh, quốc phòng, hóa chất sát trùng, mặt hàng y tế…).

Theo ông Lê Văn Thời, để hoàn thành nhiệm vụ nhập, xuất hàng DTQG năm 2016, Tổng cục đã chỉ đạo các đơn vị chủ động hoàn thành kế hoạch nhập, xuất lương thực, muối ăn, vật tư thiết bị thuộc kế hoạch năm 2016; chuẩn bị sẵn sàng xuất cấp lương thực, vật tư cứu hộ, cứu nạn khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ (hỗ trợ dự án trồng rừng, hỗ trợ học sinh, các địa phương trong dịp tết Nguyên đán, giáp hạt, khắc phục hậu quả mưa bão...). Đồng thời, các Cục DTNN tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt diễn biến giá lương thực trên thị trường tại thời điểm, trên địa bàn quản lý; kịp thời có văn bản báo cáo diễn biến giá lương thực trên thị trường để báo cáo Tổng cục xem xét, quyết định điều chỉnh giá bán cho phù hợp, đảm bảo không để xảy ra tiêu cực, thất thoát ngân sách Nhà nước.

推荐内容