Báo cáo tổng hợp của Ban Thường trực ủy ban MTTQ TP. Hà Nội tại hội nghị lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân,àNộiủnghộbỏtộidanhCốýlàmtráiquyđịnhNhànướgiai thuy sy các sở, ngành, các nhà khoa học, chuyên gia luật đang sinh sống, làm việc trên địa bàn TP. Hà Nội vào dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) cho thấy, đa số đại biểu đều ủng hộ bỏ tội danh “Cố ý làm trái quy định Nhà nước”.
Các đại biểu cho rằng, việc thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế là cần thiết và phù hợp với thực tế, bởi việc quy định tội phạm này như hiện hành luôn gây ra một áp lực không lành mạnh làm triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo, năng động của những cán bộ, doanh nhân, người làm kinh tế…
Không đồng ý bỏ tử hình tội “tham ô, nhận hối lộ”
Về quy định bỏ hình phạt tử hình ở một số tội như: Phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh…, đa số đại biểu đồng tình với quy định tại dự thảo Luật .
Tuy nhiên, đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với hành vi phạm tội vận chuyển, tàng trữ trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, đa số đại biểu không đồng tình vì cho rằng tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy đang gia tăng và cần phải ngăn chặn bằng hình phạt nghiêm khắc.
Đặc biệt, các đại biểu không đồng tình với quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về “Tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ”.
Các đại biểu lý giải: Tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ là những tội mang tính chất kinh tế nhưng là những tội trong nhóm tội phạm về chức vụ và tham nhũng nên cần phải thi hành án tử hình để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Như vậy cũng sẽ loại bỏ được cách hiểu của nhân dân là dùng tiền để thoát án tử hình.
Về chuyển đổi hình phạt tiền thành hình phạt tù có thời hạn (khoản 4 Điều 35 dự thảo Luật), đa số đại biểu không tán thành và cho rằng quy định này trái với tinh thần cải cách tư pháp là giảm hình thức áp dụng hình phạt tù và mở rộng hình thức áp dụng hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Đặc biệt sẽ dẫn đến tình trạng nhiều đối tượng chấp nhận ngồi tù để “trả nợ” vì thấy có lợi hơn, điều này không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật...
Thống nhất hình sự hóa vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
Các đại biểu cho rằng, những năm gần đây tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH, BHYT ngày càng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chính đáng của người lao động.
“Chủ trương hình sự hóa một số vi phạm pháp luật về BHXH như trong dự thảo Luật rất đúng, rất kịp thời. Đây sẽ là liều thuốc đủ mạnh để trị các vi phạm về BHXH hiện nay, vì tình trạng chủ doanh nghiệp “xù” tiền BHXH, BHYT của người lao động (NLĐ) rất phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NLĐ", báo cáo nêu rõ.
Tình trạng này còn làm cho quỹ BHXH có nguy cơ bị vỡ, khó khăn cho công tác chi trả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách phúc lợi xã hội. Vì vậy, đa số đại biểu đề xuất phải xử lý thật nghiêm để giảm tình trạng trốn nợ, đọng tiền BHXH.
Đa số đại biểu đề nghị cần phải sửa đổi theo hướng xử lý hình sự hành vi trốn đóng BHXH, BHYT như: Phạt tiền từ 3-5 lần số tiền trốn đóng, phải cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm với tội trốn đóng từ 100 đến dưới 300 triệu đồng. Phạt tiền từ 5-7 lần số tiền trốn đóng hoặc phạt tù từ 2-7 năm với hành vi có tổ chức, phạm tội nhiều lần, trốn đóng từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; phạt tiền gấp 10 lần hoặc bị phạt tù từ 5-10 năm với số tiền trốn đóng trên 1 tỷ đồng…/.
Hồng Chi