【xhbd duc】Học Bác ở tấm lòng vì sức khỏe con người
Các cô ở Tổ chặt thuốc nam tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền từ thiện của lương y Lê Văn Chính,ọcBcởtấmlngvsứckhỏeconngườxhbd duc thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, luôn miệt mài với công việc của mình với mong muốn góp phần chăm sóc sức khỏe người dân.
Các cô vui vẻ chặt thuốc nam.
Mỗi lần đi ngang Phòng thuốc nam này, tôi đều thấy hình ảnh các cô ngồi chặt cây thuốc và cười nói với nhau thật vui vẻ. Tiếng cười nói xen lẫn với tiếng lộp cộp khi chặt thuốc, tuy vất vả nhưng thấy việc làm có ích cho dân ai cũng vui và tự nguyện làm. Bà Võ Thị Hạnh, ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Ngày nào tôi cũng đến đây chặt thuốc nam. Gần 20 năm rồi gắn bó với công việc này. Có hôm chặt thuốc từ sáng đến xế chiều nhưng không ngại chỉ mong đủ thuốc để Phòng thuốc nam chữa bệnh cho người dân. Công việc nhà cũng bề bộn với cuộc mưu sinh nhưng mình có lòng, có quyết tâm thì cố sắp xếp để tranh thủ đi chặt thuốc. Có hôm về đội đèn đi tưới rau cải vẫn vui”. Với tấm lòng và sự thấu hiểu ý nghĩa việc làm của mình sẽ giúp cho người dân khỏi bệnh, nhất là những bệnh nhân nghèo không có điều kiện chữa bệnh bằng tây y, bà Hạnh lại càng cố gắng để làm công việc này dù tuổi đã ngoài 60.
Có đến hơn 10 thành viên trong tổ chặt thuốc nam ở đây, đa số các cô đã lớn tuổi. Nhiều trường hợp nhà ở xa phải đi xe ôm đến điểm chặt thuốc nhưng các cô vẫn đi và không ngại tốn kém. Bà Phan Thị Hòa, ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Sáng tôi đi xe ôm xuống chặt thuốc 25.000 đồng. Đã quyết tâm làm việc giúp người bệnh thì đâu ngại tốn kém. Gia đình cũng ủng hộ tôi làm công việc này”. Bà Hòa năm nay đã 68 tuổi, có hôm chặt thuốc về tay, lưng nhức mỏi nhưng bà bảo đau nhức mình uống thuốc là khỏi chứ không vì vậy mà không đi chặt thuốc. Làm công việc này là niềm vui không đi được là thấy buồn.
Không chỉ chặt thuốc, hễ ở nhà có thuốc nam các cô cũng thu gom để đem lại phòng thuốc. Chặt xong phơi khô hẳn hoi. Gặp gỡ các cô, tôi cảm nhận được sự lan tỏa ý nghĩa hết lòng vì sức khỏe nhân dân như lời Bác từng dạy ngành y. Dù không là y, bác sĩ nhưng các cô lại làm rất tốt lời dạy này đem lại ý nghĩa thiết thực. Không nhận được bằng khen nào của các ngành, các cấp nhưng các cô nhận được sự khen ngợi từ người bệnh. Bà Tạ Thị Tuyết Nga, ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, đi khám bệnh ở Phòng chẩn trị y học cổ truyền từ thiện này, nói: “Tôi bị nhức mỏi, thường đến đây hốt thuốc nam về uống. Lần này đã uống hơn chục thang thuốc thấy đỡ đau nhức. Cũng nhờ các cô thường xuyên chặt thuốc tạo nguồn thuốc để mình có thể chữa bệnh. Lần nào đến đây cũng thấy mọi người chặt thuốc vui vẻ và nhiệt tình”.
Ở phòng thuốc nam này, mỗi ngày theo lương y Lê Văn Chính có từ 30 bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Tất cả nguồn thuốc là do tổ sưu tầm thuốc nam tìm về rồi nhờ các cô chặt thuốc. Lương y Chính cho biết: “Mỗi người ở một nơi khác nhau, có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng cùng chung một tấm lòng vì bệnh nhân nên không ngại khó khăn đến đây chặt thuốc. Đa số tuổi đã lớn, làm không cần tiền công, trên tinh thần tự nguyện. Nhờ vậy phòng thuốc nam từ thiện này mới duy trì được. Tiếp nối công việc của các cô, thời gian tới cần có những người có tấm lòng vì sức khỏe người dân như thế”.
Những tấm gương sáng, hành động nhân văn của các cô trong tổ chặt thuốc nam ở đây là hình ảnh đẹp ở tình thương yêu con người sâu sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, cũng như sự hết lòng vì dân, chăm lo cho sức khỏe nhân dân. Người nói “phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn” trong lời dạy ngành y. Dù không là y, bác sĩ nhưng các cô đã góp phần rất lớn để Phòng chẩn trị y học cổ truyền từ thiện này thực hiện lời dạy của Bác.
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM