会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh ngoại hạng ai cập】Gian nan bảo tồn văn hóa thời Nguyễn!

【bxh ngoại hạng ai cập】Gian nan bảo tồn văn hóa thời Nguyễn

时间:2025-01-10 09:11:35 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 阅读:477次
Hoàng cung Huế 

Rất nhiều công trình được trùng tu

Công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế trong gần 50 năm qua, đặc biệt là từ năm 1993 đến nay đã lôi kéo, huy động sự tham gia của đông đảo các giai tầng trong xã hội, của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, của đông đảo các tổ chức quốc tế thuộc chính phủ và phi chính phủ. Và trên thực tế đã đạt được những thành tựu to lớn mà nổi bật nhất là việc đưa di sản Cố đô Huế từ tình trạng “cứu nguy khẩn cấp” sang thời kỳ “ổn định và phát triển bền vững”.

Sau chiến tranh, phải đối mặt rất nhiều khó khăn cũng như những cách nhìn nhận vấn đề còn khác nhau, chưa thống nhất nên cách đối xử với các di sản Cố đô Huế vẫn chưa phù hợp. Việc sử dụng các di tích tùy tiện dẫn đến nhiều mất mát, biến dạng… Đến năm 1981, sau chuyến thăm Huế, Tổng giám đốc UNESCO Amadou Mahtar M’Bow đã phát đi lời kêu gọi “cứu vãn Huế” nhằm phát động trên phạm vi quốc tế một cuộc vận động bảo tồn và khôi phục các giá trị của Di sản văn hóa Huế.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho hay, từ thời điểm lời kêu gọi ấy được phát đi, việc bảo quản, trùng tu, tôn tạo các di tích Huế bắt đầu được vận hành đúng với quỹ đạo của nó. Đến thời điểm này có khoảng 175 công trình di tích lớn, nhỏ được đầu tư, trùng tu, bảo tồn. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung An Định… “Điều này đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng trong việc chỉnh trang diện mạo đô thị và khu dân cư, thu hút du khách, tăng nguồn thu du lịch và dịch vụ…”, ông Hải nhận định.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh (Trường đại học Khoa học, Đại học Huế) cho rằng, việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di sản một cách bài bản từ chủ trương chính sách, nghiên cứu đến quá trình triển khai đều tuân thủ các nguyên tắc khoa học. Do vậy, kể từ ngày Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1993 cho đến nay, công cuộc trùng tu, bảo tồn hệ thống di sản được triển khai hiệu quả.

Và còn những thách thức

Thế nhưng, theo một số ý kiến của các chuyên gia, những năm gần đây cùng với nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, di sản văn hóa Huế đang đứng trước những thách thức bảo tồn và phát huy. Ngoài những di tích được UNESCO công nhận, có không ít di tích khác bị xuống cấp, lãng quên… Điều này là do thiếu quy hoạch, thiếu tầm chiến lược, phương thức bảo tồn, nguồn kinh phí.

Nói thêm về hạn chế, TS. Trần Đức Anh Sơn, Trường đại học Đông Á (nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế) - nhận định, chưa có một chính sách toàn diện, hài hòa đối với nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn ở Huế, thiếu đội ngũ chuyên gia bảo tồn di tích thật sự, nhiều công trình trùng tu, tôn tạo sai với di tích gốc… Nguyên nhân được ông Sơn chỉ ra, do mâu thuẫn nội tại trong việc giải quyết mối quan hệ bảo tồn và phát triển, chủ các di sản văn hóa thời Nguyễn và những người tham gia công tác bảo tồn chưa am tường dẫn đến hành xử không đúng mực với di sản văn hóa, quá trình nghiên cứu các di sản văn hóa trước khi trùng tu, bảo tồn hay khai thác chưa thấu đáo dẫn đến chưa đưa được phương án tối ưu… Bên cạnh đó, khó khăn về tài chính, nhân lực và khí hậu thời tiết của vùng Huế cũng là trở lực.

Để giảm thiểu tình trạng đó, vị chuyên gia này cho rằng nên ban hành và thực hiện chính sách đồng bộ trong việc bảo tồn di sản văn hóa của tất cả thời kỳ ở Huế chứ không nên tập trung ưu tiên bảo tồn các di sản văn hóa thời Nguyễn. Cần xây dựng bộ quy tắc về công tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa theo đúng chuẩn mực quốc gia và quốc tế; sử dụng đội ngũ công nhân am hiểu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thời Nguyễn trong công tác trùng tu, tôn tạo các di tích thời Nguyễn ở Huế…

TS. Sơn cho rằng, để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thời Nguyễn ở Huế, ngoài những nỗ lực của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn và của chính quyền các cấp ở Huế, cần phải lan tỏa hoạt động này ra cộng đồng, bằng cách thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục về di sản văn hóa thời Nguyễn đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ngoài ra, quảng bá di sản văn hóa thời Nguyễn một cách bài bản và sâu rộng đến du khách thăm Huế, giúp họ hiểu và trân trọng giá trị của nó.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
  • Đấu tranh phòng chống tham nhũng sợ nhất là ‘a lô, vỗ vai’
  • Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Thủ tướng Nga Medvedev
  • Sửa đổi Luật Quản lý nợ công: Thay đổi cách thức để quản lý nợ an toàn, hiệu quả
  • Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
  • Thủ tướng nêu 3 trụ cột để Hà Nội phát triển mạnh mẽ
  • Ứng viên giám đốc CIA hứa không xài cách tra tấn tù nhân
  • Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
推荐内容
  • Nghe sách Đắc Nhân Tâm
  • An toàn thực phẩm: Đề xuất lập đường dây nóng ‘kiểu 113, 115’
  • Triệt phá nhiều băng nhóm xã hội đen núp bóng doanh nghiệp
  • Giao thông trên cầu Long Biên và cầu Đuống bình thường trở lại
  • Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
  • Nhiều người dân gặp tai nạn trong những ngày bão lớn