发布时间:2025-01-25 10:12:13 来源:88Point 作者:La liga
“Khát” vốn
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch: Có 4 nhóm hỗ trợ mang tính then chốt với DNNVV Hiện nay,ậthỗtrợdoanhnghiệpnhỏvàvừaCầnnhấtlàsựminhbạnhan dinh brentford DNNVV trong nước chưa được quan tâm đúng mức. Không nên nhìn nhận ở góc độ, DNNVV là một bộ phận yếu thế, Nhà nước cần hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh mà phải xem phát triển DNNVV có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ nhu cầu thực tế có thể thấy, đối với DNNVV hiện nay, 4 nhóm hỗ trợ mang tính then chốt có thể kể đến là tín dụng, công nghệ, đào tạo nhân lực và tiếp cận thị trường. Hầu hết các DNNVV đều yếu ở các khâu này nên nếu Luật Hỗ trợ DNNVV quy định được cụ thể, chi tiết các vấn đề trên thì tác dụng từ Luật đến DN sẽ mạnh mẽ, sát sườn hơn. Ngoài ra, DNNVV Việt Nam là lực lượng chính trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thì Luật Hỗ trợ DNNVV cũng cần đề cập, gắn nội dung công nghiệp hỗ trợ vào Luật. |
Nguồn vốn cũng là khó khăn đối với các DN ngành chế biến, XK gỗ. Năm 2015, XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt kim ngạch 7 tỷ USD. Tuy nhiên, điều đáng buồn là không có bất kỳ một sản phẩm nào mang thương hiệu “Made in Việt Nam”. Tổng số 3.000 DN chế biến gỗ trên toàn quốc hầu hết ở quy mô nhỏ, có trình độ công nghệ thấp, đa số chỉ thực hiện gia công ở công đoạn sơ chế, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) phân tích, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng đáng buồn trên, một trong số đó chính là DN khó khăn về vốn. Không tiếp cận đươc nguồn vốn ưu đãi, không có tiền trong tay thì dù DN có muốn cũng khó có thể đầu tư hướng tới tăng sức cạnh tranh và xa hơn là xây dựng được thương hiệu sản phẩm của gỗ Việt trên thị trường thế giới.
“Trên thực tế, khi nói DN cần vốn không chỉ đơn thuần là vốn để kinh doanh lưu động mà chính là vốn để đảm bảo làm tốt các khâu khác như đổi mới công nghệ, năng suất lao động, nâng chất lượng sản phẩm… Nhu cầu khá lớn, song việc tiếp cận vốn của DN hiện không dễ dàng dù là theo hình thức thế chấp hay tín chấp. Không chỉ ở khâu thủ tục đi vay, lãi suất áp dụng cũng là điều khiến DN phải suy nghĩ. Hiện mỗi năm ngành gỗ cần vay khoảng 1,5-1,7 tỷ USD mà mức lãi suất các DN phải chịu là 7-8%/năm. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới chỉ áp dụng mức lãi suất cho vay 1-2%/năm. Muốn nâng sức cạnh tranh cho DNNVV, tất cả những điều này cần được sớm tháo gỡ”, ông Quyền nhấn mạnh.
Theo đại diện một số DN khác, ngoài vốn, hỗ trợ về thuế, đặc biệt là Thuế thu nhập DN, cũng là điều DN mong muốn. Bởi hiện nay, trong hoàn cảnh khó khăn, thông thường DN sẽ duy trì hai báo cáo tài chính để vừa đánh giá được tình hình thực tế của DN vừa co kéo giảm mức thuế phải nộp. Nếu Luật Hỗ trợ DNNVV có nội dung cụ thể hỗ trợ cho DN trong vấn đề này thì DN sẽ chỉ cần duy trì một hệ thống báo cáo tài chính thực, vừa tiết kiệm công sức lại tăng tính minh bạch. Ngoài ra, theo các DN, đối với các DNNVV, năng lực quản lý cũng như chất lượng đội ngũ nhân lực cũng là vấn đề cần được hỗ trợ để cải thiện.
Cần cụ thể, minh bạch
Không ít đại diện lãnh đạo DN khi được hỏi DN thực sự cần gì ở Luật Hỗ trợ DNNVV, đã có câu trả lời khá giống nhau ở góc độ cần sự minh bạch, rõ ràng theo tinh thần Luật là để phục vụ DN. Các DN lập luận, từ trước tới nay, có nhiều chính sách hỗ trợ DN được ban hành, song điều khoản, quy định chưa thực sự chặt chẽ, còn “khe hở” để cơ quan quản lý Nhà nước lợi dụng, làm khó DN. Có những điều khoản nêu trong quy định không đúng, không sai, song nếu chỉ dựa vào sự công minh của đơn vị quản lý Nhà nước thì DN không bao giờ tiếp cận được những ưu đãi cần thiết.
Về vấn đề này, ông Vương Công Văn hiến kế thêm: Muốn tiến tới sự minh bạch để DN thực sự hưởng lợi từ Luật thì mọi tiêu chí đều phải cụ thể. Luật Hỗ trợ DNNVV có thể nêu ra điều khoản dựa vào quy mô DN như bao nhiêu lao động, đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền,… để quy định mức hỗ trợ thực tế. “Ví dụ, với DN quy mô 100 lao động sẽ được hưởng gói hỗ trợ gồm tiếp cận đất đai, tiếp cận nguồn vốn với ưu đãi như thế này, song với DN quy mô từ 100-200 lao động sẽ được tiếp cận gói hỗ trợ với nội dung như thế kia… Nhìn vào sự cụ thể đó, DN sẽ biết mình ở mức nào, được hưởng hỗ trợ ra sao để tiến hành, đồng thời cũng có thêm mục tiêu phấn đấu. Riêng về tiếp cận nguồn vốn, chính sách ban hành là một chuyện, còn các ngân hàng cho vay bao nhiêu và như thế nào lại là chuyện khác. Để không có sự “lệch pha” giữa chính sách với thực tiễn, Luật Hỗ trợ DNNVV còn cần có quy định nhằm đảm bảo sự đồng bộ giữa nhiều bên”, ông Văn nói.
Xung quanh tính thực thi của Luật Hỗ trợ DNNVV, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho rằng, hiện nay khi pháp luật triển khai tới địa phương thường không có sự thống nhất giữa các luật chuyên ngành với nhau, thậm chí luật này có thể xung đột với luật kia. Vì vậy, để đảm bảo Luật Hỗ trợ DNNVV khả thi sau khi được thông qua, đề nghị nếu xảy ra sự khác nhau trong chính sách hỗ trợ DNNVV giữa các Luật với nhau thì sẽ thống nhất áp dụng Luật Hỗ trợ DNNVV. Cũng theo ông Nam, điều cần thiết trong Luật còn là phải phát huy sự tham gia của các tổ chức đại diện DNNVV, các tổ chức hội, hiệp hội của DN vào hoạt động hỗ trợ DNNVV, gắn kết giữa cơ quan Nhà nước và các tổ chức hội, hiệp hội của DN trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV.
Theo dự thảo lần 4 (30-5-2016) Luật Hỗ trợ DNNVV: Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNNVV. Trường hợp ngân hàng thương mại đạt tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNNVV tối thiểu 30% hoặc cho DNNVV vay với lãi suất ưu đãi theo mục tiêu phát triển thì được hưởng các hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. Ngân hàng thương mại thiết kế các quy trình cho vay phù hợp với cho DNNVV, đáp ứng yêu cầu đơn giản về thủ tục thời gian giải ngân vốn nhanh, đảm bảo an toàn tín dụng. Đối với ưu đãi về thuế: DNNVV khởi nghiêp thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên được áp dụng mức thuế suất thấp hơn 5% so với mức thuế suất phổ thông quy định tại Luật Thuế thu nhập DN trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ khi DN bắt đầu có hoạt động sản xuất kinh doanh. Liên quan tới mặt bằng sản xuất: Dự thảo cũng nêu rõ, DNNVV được ưu tiên bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp; khuyến khích nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho DNNVV thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh; đầu tư xây dựng các khu dịch vụ dùng chung cho DNNVV. Nhà đầu tư phát triển hạ tầng được hỗ trợ một phần chi phí cho việc đầu tư hạ tầng đối với diện tích cho DNNVV thuê trên 30% diện tích đất công nghiệp được hưởng ưu đãi bằng đầu tư với mức ưu đãi áp dụng đối với lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư. |
相关文章
随便看看