Vốn ngoại bền bỉ vào ròng dù thanh khoản suy yếu
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước chịu tác động khá lớn từ việc các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt,ịtrườngchứngkhoánVốnngoạivàoròngbềnbỉyếutốtíchcựcđángquantânhận định bóng đá newcastle bảo gồm cả Việt Nam. Bên cạnh một số nguyên nhân khác, chính sách tiền tệ thắt chặt là một nguyên nhân lớn khiến thanh khoản trên TTCK thu hẹp.
Theo thống kê từ Công ty Chứng khoán VNDIRECT, tính tới đầu tháng 11/2022, giá trị giao dịch bình quân trên cả 3 sàn giảm 22,3% so với cùng kỳ 2021 xuống còn 20.862 tỷ đồng. Thanh khoản bình quân của HOSE đạt 17.696 tỷ đồng/phiên (giảm 19,6% so với cùng kỳ); trong khi chỉ tiêu này của HNX và UPCoM lần lượt đạt 2.023 tỷ đồng/phiên (giảm 36,0%) và 1.142 tỷ đồng/phiên (giảm 32,8%).
Dòng tiền trên thị trường giảm do nhà đầu tư thận trọng trước những rủi ro có thể xuất hiện đối với nền kinh tế, nhất là dòng tiền nhà đầu tư cá nhân bán ròng rất mạnh. Dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng mạnh, nhưng sau đó đã quay lại mua ròng kể cả khi thị trường giảm sâu.
Nguồn: Bloomberg, VNDIRECT RESEARCH. |
Theo số liệu từ VNDIRECT, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên TTCK Việt Nam khoảng 6.614 tỷ đồng (283 triệu USD) trong quý I/2022 sau khi xung đột Nga - Ukraine leo thang và Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ bắt đầu nâng lãi suất. Sau đó, khối ngoại dần quay lại tích cực hơn kể từ tháng 4 và mua ròng mạnh trong đợt giảm giá sâu của TTCK vào tháng 11.
Điểm nhấn trong tháng 11/2022, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng, đạt 16,9 nghìn tỷ đồng trên 3 sàn, mức cao nhất theo tháng kể từ tháng 5/2018 (+22,8 nghìn tỷ đồng). Nhờ sự tham gia gia tích cực, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đạt 14% trong tháng 11, cao hơn mức 11,1% ở tháng 10 và bỏ xa mức 8,3% bình quân 11 tháng năm 2022.
Chỉ dấu tích cực cho dòng tiền trên thị trường
Trong bối cảnh TTCK vẫn đang chịu tác động khá lớn từ các yếu tố rủi ro vĩ mô toàn cầu, việc khối ngoại mua ròng bền bỉ và dài hạn là điểm sáng của thị trường. Theo các chuyên gia, dòng tiền nội vẫn chưa thực sự tự tin trở lại, thì dòng tiền ngoại là chỉ dấu rất đáng quan tâm. Bởi thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư trong trung và dài hạn; đồng thời, dòng tiền ngoại bao gồm cả các quỹ đầu tư chuyên nghiệp và có sự phân tích đánh giá kỹ lưỡng.
Theo các chuyên gia của SSI Research, diễn biến tích cực dòng tiền của các quỹ cổ phiếu trong tháng 11 có phần nào vượt xa kỳ vọng. Các biến chuyển tích cực ở các yếu tố liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp và tỷ giá, giúp giải quyết tâm lý thị trường trong ngắn hạn.
“Cũng không thể không nhắc đến, khi các yếu tố về tâm lý được cải thiện, diễn biến của TTCK Việt Nam đã đi ngược lại phần lớn các diễn biến ở thị trường khác trên thế giới trong tháng 10. Bên cạnh đó, dòng tiền khối ngoại vào Việt Nam cũng thường có độ trễ so với các quốc gia khác là một trong số những nguyên nhân được cho là đóng góp vào sự đột phá của dòng tiền khối ngoại trong tháng 11” – chuyên gia của SSI Research cho hay.
Dòng tiền từ các quỹ ETF tiếp tục tăng tốc giải ngân Nhịp giảm mạnh của thị trường trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11 đã kích hoạt dòng vốn giải ngân vào thị trường cổ phiếu Việt Nam. Trong đó, dòng tiền tích cực lan tỏa ở nhiều quỹ ETF khi có tới 9/14 quỹ ghi nhận được dòng vốn tăng thêm trong tháng. Dòng tiền từ các quỹ chủ động cũng đồng loạt giải ngân trong tháng 11. Tổng giá trị vào ròng tháng ghi nhận gần 900 tỷ đồng – mức cao nhất kể từ tháng 12/2019. Tín hiệu tích cực từ các quỹ chủ động là cường độ giải ngân khá đồng đều, bao gồm cả các quỹ nội và quỹ ngoại và trải dài xuyên suốt tháng 11. |
Theo ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường của VNDIRECT cho rằng, tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi. Ngoài ra, việc thất thế gần đây của các cổ phiếu công nghệ đã dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống, đây cũng là bản chất của TTCK Việt Nam, nơi ngân hàng, bất động sản, điện lực, tiêu dùng chiếm ưu thế về vốn hóa.
Theo bà Nguyễn Hoài Thu - Tổng giám đốc điều hành Quỹ đầu tư chứng khoán và trái phiếu thuộc VinaCapital, với quy mô TTCK cộng với việc nền tảng kinh tế của Việt Nam vốn dĩ đang được đánh giá tốt hơn so với mặt bằng chung các quốc gia trong khu vực, cơ hội thu hút nguồn vốn ngoại vào thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ rất lớn, đặc biệt là khi việc nâng hạng được hoàn thành.
Còn theo ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI), dòng tiền ngoại vào ròng mạnh thời gian qua là điểm sáng nhà đầu tư cần quan tâm. Khối ngoại đang đánh giá thị giá thị trường đang rất hấp dẫn, nhất là các mã đầu ngành. Cơ hội nâng hạng từ cận biên lên mới nổi là rất lớn.
“Khi TTCK Việt Nam trở thành thị trường mới nổi, các quỹ đầu tư chủ động sẽ đánh giá tích cực hơn về thị trường và tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Việc được công nhận là thị trường mới nổi sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề với thị trường trong nước, đặc biệt trong vấn đề thu hút dòng vốn ngoại. Ước tính sẽ có thêm hàng chục tỷ USD đầu tư vào thị trường Việt Nam thông qua hai kênh quỹ đầu tư ETF, quỹ đầu tư chủ động. Các quỹ ETF cũng sẽ mua vào những cổ phiếu có vốn hóa lớn, thuộc nhóm VN30” – ông Đỗ Bảo Ngọc nói.