发布时间:2025-01-26 06:46:09 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Nhìn lại 10 vấn đề,độnglựcgiảicứuthịtrườngbấtđộngsảnnăkeo bong da ma cao sự kiện lớn có liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản năm nay với một kỳ vọng, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong năm sắp tới.
1. Gói 30.000 tỷ
Cụ thể hoá Nghị quyết 02 của Chính phủ, gói cho vay hỗ trợ nhà ở của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu được tung ra từ 1/6/2013, có giá trị trong 3 năm, với lãi suất được ấn định là 6%. Một sự hỗ trợ “không thể tốt hơn” là nhận định của không ít chuyên gia, giới đầu tư vào thời điểm thời điểm gói tín dụng chính thức có hiệu lực.
Cho dù, mặt bằng thu nhập và khả năng trả nợ khoản vay không nhỏ mới chính là yếu tố quyết định đến tốc độ giải ngân của gói tín dụng được cho là mang đầy tính “nhân văn” này.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến giữa tháng 12/2013, giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ mới chỉ đạt 555 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 2% tổng giá trị. Sự thất vọng cũng đã ít nhiều thể hiện ra không chỉ với các đối tượng hưởng thụ mà ngay cả chính những người làm chính sách và các ngân hàng tham gia chương trình khi tốc độ giải ngân quá ì ạch.
2. Thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
Với đại đa số đại biểu tán thành, ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), gồm 14 chương, 212 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Là một trong những luật quan trọng, có ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nên phải qua 3 kỳ thảo luận, các đại biểu mới ấn nút thông qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những sửa đổi bổ sung về thu hồi, trưng dụng, quy hoạch sử dụng đất, khung giá đất…, Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn tiếp tục khẳng định quyền sở hữu đất đai toàn dân, do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, đồng thời tái khẳng định việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Nhiều ý kiến lo ngại, với sự khẳng định về hình thức sở hữu và lý do thu hồi đất nói trên về cơ bản không thay đổi so với Luật Đất đai 2003, nhiều khả năng tình trạng tranh chấp, khiếu kiện cũng như sự thiếu công bằng, minh bạch trong lĩnh vực đất đai sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
3. Đề xuất đánh thuế tiết kiệm
Vào những ngày đầu của năm 2013, giới đầu tư lẫn người dân dành sự quan tâm khá đặc biệt với đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên. Điều đáng nói là đề xuất này có ngọn nguồn từ một người được xem là "đại gia" bất động sản: ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM.
Ủng hộ cũng có, nhưng “ném đá” cũng nhiều, dư luận và báo giới sau đó cũng đã tốn không ít thời gian và giấy mực với đề xuất nói trên. Ông Lê Hoàng Châu lý giải, việc đánh thuế tiết kiệm nhằm hướng dòng tiền đi vào sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, những ý kiến phản cho rằng, mục đích của đề xuất đó không nằm ngoài kỳ vọng giải cứu thị trường bất động sản.
4. Thay đổi có lợi cho người mua nhà ở xã hội
Cùng với việc triển khai gói 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp vay mua, thuê nhà, cuối tháng 11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 188/CP về phát triển nhà ở xã hội với nhiều nội dung đáng chú ý theo hướng có lợi cho người thu nhập thấp đã và đang sở hữu nhà ở xã hội.
Theo đó, thay vì được bán và cho thuê lại sau 10 năm, người mua nhà ở xã hội sẽ được chuyển nhượng sau 5 năm sử dụng, kể từ thời điểm ký hợp đồng với chủ đầu tư. Ngay cả trong thời gian 5 năm, nếu cần chuyển nhượng thì người dân vẫn có thể bán lại cho nhà nước, chủ đầu tư hoặc đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định.
Bên cạnh đó, hàng loạt các quy định mới áp dụng đối với chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội như được nhà nước hỗ trợ, ưu đãi, được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, được áp dụng thuế suất ưu đãi, được hỗ trợ ưu đãi từ các nguồn như vay vốn của các tổ chức tín dụng…
Tuy nhiên, Chính phủ cũng yêu cầu giá bán, cho thuê nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách được xác định trên nguyên tắc tính đủ chi phí vốn đầu tư, cộng với lợi nhuận không quá 10%. Trường hợp dự án cho thuê thì lợi nhuận không quá 15%.
5. Tranh chấp về diện tích căn hộ
Từ nhiều năm nay, chuyện tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực bất động sản vốn là chuyện "thường ngày ở huyện". Tuy nhiên, hầu hết các tranh chấp đều xảy ra với chung một lý do về giá bán, tiến độ, chất lượng… hoàn toàn chưa có một dạng tranh chấp nào liên quan đến diện tích căn hộ như vài tháng qua.
Đây có lẽ là một dạng tranh chấp có điều kiện phát sinh trong bối cảnh thị trường ảm đạm. Một số dự án tên tuổi như Keangnam, Dương Nội, Đại Thanh… lần lượt bị khách hàng tố chủ đầu tư “ăn gian cách tính diện tích”.
Tranh chấp này sau đó đã phải nhờ đến sự can thiệp của Bộ Xây dựng với phát quyết “dù tính như thế nào cũng không ảnh hưởng đến giá bán”. Dù bị “trọng tài” xử thua, song với không ít khách hàng, việc cơ quan quản lý phán quyết như vậy đã coi trọng quyền lợi của doanh nghiệp hơn người dân, bởi thực tế diện tích căn nhà họ đang ở không được rộng như trong hợp đồng và số tiền mà họ phải trả cho chủ đầu tư.
6. Giá bất động sản đã về mức 7 năm trước
Theo khảo sát của một số công ty nghiên cứu như Savills, CBRE…, thị trường bất động sản liên tiếp có sự sụt giảm về giao dịch lẫn giá bán trong suốt nhiều năm liền, đặc biệt là từ đầu 2011 đến nay. Trong suốt thời gian đó, trung bình mỗi năm giá bất động sản giảm khoảng 10% so với năm liền trước.
Trong một báo cáo gửi tới Quốc hội vào tháng 11/2013 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, theo khảo sát của các cơ quan chức năng, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006.
Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít dự án đã hoàn thiện, có vị trí tốt tại Hà Nội và Tp.HCM có sự cải thiện về thanh khoản trong những tháng cuối năm 2013, còn lại hầu hết các dự án, đặc biệt là căn hộ chung cư và biệt thự, liền kề vẫn chưa có nhiều sự cải thiện về thanh khoản. Thêm một cái tết kém vui với giới đầu tư bất động sản là điều đã được dự báo trước khi lượng hàng tồn kho bất động sản vẫn trên 100 nghìn tỷ đồng.
7. Đáy hay chưa đáy?
Giá nhà giảm mạnh cùng với một vài dự án có sự cải thiện về thanh khoản đã khiến một số chuyên gia, nhà quản lý và cả giới truyền thông quốc tế nhìn nhận thị trường bất động sản Việt Nam đã “chạm đáy”. Lời khuyên “đã đến thời điểm mua nhà” thường được đưa ra cùng với nhận định về thị trường trong thời gian qua.
Thế nhưng, thực tế giao dịch tại hầu hết dự án vẫn èo uột, người mua nhà vẫn tỏ ra thận trọng, ngay cả với một số người đã thu xếp được tài chính và cần một căn hộ để ở. Thực tế đó là minh chứng cho một tâm lý mang tính đám đông rằng, thị trường có thể sẽ còn xuống nữa, giá còn giảm thêm và chờ đợi vẫn là lựa chọn của phần lớn khách hàng trên thị trường lúc này.
Đáy hay chưa đáy có lẽ sẽ khó có được câu trả lời chính xác vì thực tế đó vẫn là câu hỏi mang đầy cảm tính và tuỳ theo quan niệm của từng cá nhân. Trong khi các chủ đầu tư đang “khản cổ” cho rằng, mức giá hiện nay là thấp nhất rồi, hãy mua đi, thì với không ít người dân, giá bất động sản dường như vẫn chưa tương xứng với thu nhập và khả năng chi trả của họ.
8. Khách hàng tự quản dòng tiền
Thị trường đóng băng, hàng loạt dự án bất động sản “đắp chiếu” đã khiến xung đột giữa khách hàng và chủ đầu tư nhiều dự án lên tới đỉnh điểm. Usilk City - một dự án khá đình đám của Sông Đà Thăng Long - cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, chính vào đỉnh điểm của khiếu kiện, một thoả thuận “vô tiền khoáng hậu” đã được đưa ra giữa chủ đầu tư và nhóm khách hàng.
Theo đó, các khách hàng sẽ tiếp tục đóng tiền cho chủ đầu tư để hoàn thiện nốt dự án CT1 Usilk City, nhưng không nộp trực tiếp cho chủ đầu tư mà thông qua một tài khoản mở tại một ngân hàng thương mại. Trên cở sở giám sát tiến độ trực tiếp, ngân hàng sẽ giải ngân cho các đối tác, nhà thầu của chủ đầu tư dựa trên khối lượng công việc hoàn thành.
Sáng kiến này sau đó cũng đã được khách hàng tại một số dự án khác ở Hà Nội và Tp.HCM áp dụng. Thoạt tiên, có thể cho rằng, đó là một cách làm hay, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án. Song, về mặt nào đó, sáng kiến bất đắc dĩ này ít nhiều đã phản ánh một thực tế thiếu chuyên nghiệp, chụp giật trong cung cách làm ăn, kinh doanh của không ít doanh nghiệp bất động sản hiện nay.
9. Từ Liêm thành hai quận
Vào thời điểm cuối năm 2013, dư luận và giới đầu tư tại Hà Nội lại có dịp “bàn tán” về đề án thành lập 2 quận mới trên cơ sở chia tách huyện Từ Liêm. Một sự kiện không hẳn mới đối với giới thạo tin và người dân sống trong khu vực. Nhưng không vì thế mà việc lập hai quận mới lại không có những chuyện “đáng bàn” ngay cả khi đã được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua.
Trước hết là về tên gọi của hai quận mới. Cái tên Nam Từ Liêm – Bắc Từ Liêm dù đã được Hà Nội lựa chọn, song hầu hết dư luận và giới chuyên gia đều không ủng hộ phương án tên gọi “nghe cứ thế nào” này. TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã thẳng thắn rằng, các nhà làm quy hoạch dường như đã “hết chữ” khi chọn cái tên Nam – Bắc Từ Liêm.
Không chỉ dừng lại ở đó, mới đây, sau khi nghiên cứu kỹ đề án, một đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện Từ Liêm đã phát hiện ra một số điểm bất thường trong đề án, đặc biệt là các thống kê về dân số, chỉ tiêu hạ tầng. Một nghi án “làm đẹp số liệu” đã được đặt ra, song trả lời trước cử tri, Bí thư Huyện uỷ Từ Liêm đã khá vô tư khi nói rằng “lãnh đạo huyện không có gì phải băn khoăn về số liệu”.
Còn với thị trường bất động sản, việc “Từ Liêm lên quận” dường như không tác động nhiều đến thanh khoản và giá cả trước và sau khi đề án được thành phố thông qua. Bởi đơn giản, với hầu hết dân trong nghề, đó không còn là thông tin mới.
10. Hàng loạt dự án hạ tầng được triển khai, phê duyệt
Sẽ là thiếu sót nếu dấu ấn bất động sản 2013 không nhắc tới những công trình, dự án về hạ tầng giao thông, xã hội. Bên cạnh hàng loạt công trình đã được đưa vào khai thác trong năm 2012 tại Hà Nội, Tp.HCM và một số tỉnh thành khác, trong năm 2013, Chính phủ và các địa phương đã thông qua hàng loạt dự án giao thông có ảnh hưởng quan trọng tới đời sống của người dân tại các đô thị lớn.
Trong khi tại Hà Nội, dự án đường trên cao Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở và Mai Dịch – Nam Thăng Long với giá trị lên tới gần 6.000 tỷ đồng; tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính 4.000 tỷ đồng được chính thức phê duyệt... thì tại Tp.HCM, tuyến đường sắt nối Tp.HCM – Cần Thơ cũng chính thức được thông qua với giá trị lên tới 3,6 tỷ USD. Tuyến đường sắt nối Tp.HCM - sân bay Long Thành, tuyến Metro số 5 trị giá gần 900 triệu Euro cũng được thành phố thông qua chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, địa phương này cũng chính thức triển khai 4 tuyến đường có vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng thuộc khu đô thị Thủ Thiêm. Một tuyến cao tốc chạy qua 3 địa phương là Tp.HCM, Long An và Đồng Nai cũng được khởi công với tổng kinh phí lên tới 1,6 tỷ USD.
TheoVnEconomy
相关文章
随便看看